Nước thấm tại thủy điện Sông Tranh 2 không đáng lo

Các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 không ảnh hưởng đến an toàn đập.
Chiều 19/3, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đã cócông văn khẩn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Nhân dân huyện Bắc TràMy (Quảng Nam) và một số cơ quan báo chí.

Công văn này khẳng định các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộlưu lượng thấm qua đập công trình thủy điện Sông Tranh 2 (công suất 190 MW) đượcBan Quản lý Dự án Thủy điện 3 xác định khoảng 30 lít/s không ảnh hưởng đến antoàn, ổn định đập.

Việc tổng lượng thấm của đập là 30 lít/s đã được Hội đồng nghiệm thu Nhànước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực ViệtNam, Hội đồng nghiệm thu cơ sở, Cơ quan thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn xâydựng điện 1 đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.

Theo Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị tríphía hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt như báo chí đãthông tin. Các khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyếnđập (theo thiết kế có tổng cộng 30 khe nhiệt).

Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gâynứt bêtông trong quá trình thi công và vận hành công trình sau này. Các khenhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu.

Hiện đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4-CTCP và Ban Quảnlý Dự án Thủy điện 3 đã và đang tiếp tục xử lý thấm qua đập để làm giảm tổnglượng thấm trên nhằm mục đích để chất lượng công trình được tốt hơn.

Theo BanQuản lý dự án Thủy điện 3, trong quá trình xử lý, lượng thấm sẽ giảm và chấtlượng công trình sẽ tốt hơn ./.

Mai Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.