Nghi lễ Cấp sắc 12 đèn chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục, triết lý về nhân sinh quan rất có ý nghĩa trong việc giáo dục hướng thiện cho con người. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Các thầy đem lễ ra ngoài sân gọi Ngọc Hoàng bằng tiếng tù và để thông báo cho Ngọc Hoàng biết bắt đầu vào lễ chính Cấp sắc 12 đèn và mời Ngọc Hoàng đến chứng giám. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Điều đặc biệt trong suốt quá trình làm lễ Cấp sắc là những người đàn ông được Cấp sắc phải ăn ở tập trung một chỗ, không ai được đi đâu xa. Vợ của những người được Cấp sắc cũng phải ở chung một chỗ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Riêng lễ Cấp sắc 12 đèn, muốn lên bậc này thì người đàn ông phải học rất nhiều và có một chức thầy cúng nhất định. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ dâng đèn và thủ tục thông báo tên tuổi, chức vụ của người được cấp sắc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ Cấp sắc 12 đèn còn diễn ra với rất nhiều bước như lễ xuất binh, lễ ăn chay. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Nghi lễ linh thiêng nhất của lễ Cấp sắc 12 đèn, gọi là lễ 'đăng quang.' Sau khi kết thúc lễ 'đăng quang,' thầy cúng hướng dẫn các trò bái tổ tiên. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Bước học làm thầy và điệu múa rùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Bước học làm thầy và điệu múa rùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ dâng đèn và thủ tục thông báo tên tuổi, chức vụ của người được cấp sắc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ khai đàn để báo cáo tổ tiên biết lý do của buổi lễ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ khai đàn để báo cáo tổ tiên biết lý do của buổi lễ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trong lễ kết thúc, thầy cúng dẫn các trò lên Tồ sên (nghĩa là Thiên đình) để các trò nhận dấu ấn của Ngọc Hoàng và văn bằng âm-dương. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)