Quân cảnh Mỹ nấp sau bức tường tại lối vào Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn trong ngày đầu tiên cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ngày 31/1/1968. Ngay cạnh đó là xác lính Mỹ nằm trên mặt đất. (Ảnh: AP)
Khói bốc lên trong đợt tấn công của Quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: AP)
Giao tranh ác liệt diễn ra trên các đường phố Đà Nẵng ngày 31/2/1968. (Ảnh: AP)
Cảnh sát vũ trang Việt Nam cộng hòa đứng trên đống đổ nát trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ngày 19/2/1968. (Ảnh: AP)
Chiến sỹ đặc công Nguyễn Văn Lém (tự Bảy Lốp) bị Tổng giám đốc cảnh sát Việt Nam cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan dí súng bắn vào đầu trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. (Ảnh: AP)
Tàu chiến của Mỹ chạy dọc sông Mỹ Tho ngày 15/2/1968. (Ảnh: AP)
Cảnh sát đụng độ với những người phản đối chiến tranh Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở London ngày 17/3/1968. (Ảnh: AP)
Binh sỹ thủy quân lục chiến Mỹ Roland Ball bắt đầu ngày mới với việc cạo râu tại căn cứ Khe Sanh ngày 5/3/1968. (Ảnh: AP)
Xác lính Mỹ nằm trên điểm cao 689, Khe Sanh vào tháng 4/1968. (Ảnh: AP)
Binh lính Mỹ bị thương chờ trực thăng tới di tản. (Ảnh: AP)
Khói bốc lên từ Sài Gòn ngày 7/5/1968 trong khi người dân di tản để tránh vùng chiến sự ác liệt. (Ảnh: AP)
Lính Mỹ chạy qua ngôi nhà cháy ở Sài Gòn tháng 6/1968. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson nghe băng ghi âm từ con rể, đại úy Charles Robb, tại Nhà Trắng ngày 31/7/1968. Robb lúc đó là đại đội trưởng lính thủy đánh bộ Mỹ tham chiến tại Việt Nam. (Ảnh: AP)
Không quân Mỹ rải chất độc da cam xuống khu rừng bên ngoài thành phố Huế ngày 14/8/1968. Mỗi chiếc máy bay được gắn thùng chứa 3.785 lít chất diệt cỏ (chất độc da cam). (Ảnh: AP)
Trận địa pháo 105 mm của Mỹ ở phía Tây thành phố Huế ngày 18/2/1969. Lính Mỹ sử dụng chất nổ và máy ủi để đào hầm trú ẩn. (Ảnh: AP)
Trực thăng Cobra của Mỹ phóng tên lửa vào trận địa của Quân giải phóng miền Nam gần Cao Lãnh ngày 22/1/1969. (Ảnh: AP)
Một lính dù Mỹ cố gắng cấp cứu một binh sỹ khác bị thương trên đồi Abia, thung lũng A Sầu ngày 19/5/1969. (Ảnh: AP)
Tổng thống Nixon gặp gỡ binh sỹ Mỹ tại Dĩ An, cách Sài Gòn 19 km trong chuyến thăm miền Nam Việt Nam ngày 30/7/1969. (Ảnh: AP)
Binh sỹ Mỹ David L. Cruz nghe tin tức về tàu Apollo bằng radio gắn trên mũ khi đứng gác tại Núi Đá, Đà Nẵng ngày 17/7/1969. (Ảnh: AP)
Lính Mỹ tại đồn điền caosu Mimot ngày 4/5/1970. (Ảnh: AP)
Vệ binh quốc gia giải tán những sinh viên Đại học Kent tại Ohio tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày 4/5/1970. (Ảnh: AP)
Nữ sinh Mary Ann Vecchio la hét bên cạnh xác chết của nam sinh 20 tuổi Jeffrey Miller tại Đại học Kent ngày 4/5/1970 sau khi nam sinh này bị Vệ binh quốc gia bắn chết trong cuộc biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh: AP)
Lính Việt Nam cộng hòa thử nghiệm súng phun lửa đặt trên xe chở quân trong chiến dịch ở phía tây Krek, Campuchia ngày 28/11/1971. (Ảnh: AP)
Lính Việt Nam cộng hòa kiểm tra các xác chết gần Mỹ Chánh để tìm thuốc lá ngày 5/5/1972. (Ảnh: AP)
Không quân Việt Nam cộng hòa thả bom gồm hỗn hợp napalm và phốt-pho trắng xuống đường 1, gần Trảng Bàng ngày 8/6/1972. (Ảnh: AP)
Bức ảnh nổi tiếng về em bé napalm Phan Thị Kim Phúc bị bỏng nặng do bom napalm của không quân Việt Nam cộng hòa ném xuống ngày 8/6/1972. (Ảnh: AP)
Lính Việt Nam cộng hòa cầu nguyện trong nhà thờ La Vang, phía nam thành phố Quảng Trị ngày 6/7/1972. (Ảnh: AP)
Bức tượng lính Mỹ cụt đầu đứng bên ngoài một nhà hát bị bom tàn phá gần Củ Chi ngày 13/12/1972. Bức tượng này được binh sỹ sư đoàn bộ binh số 25 của Mỹ xây dựng trước khi rút về nước 2 năm trước. (Ảnh: AP)
Binh lính Mỹ rời Đà Nẵng lên tàu về nước ngày 26/3/1973. (Ảnh: AP)
Niềm vui của gia đình Trung tá Robert L. Stirm sau khi Stirm trở về nhà từ Việt Nam ngày 17/3/1973. Bức ảnh nổi tiếng này đã giành được giải Pulitzer vào năm 1974. (Ảnh: AP)
Sài Gòn sụp đổ. Nhiều người dân cố gắng trèo qua bức tường tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn để lên máy bay trực thăng di tản ngày 29/4/1975. (Ảnh: AP)
Một nhóm các linh sỹ Việt Nam cộng hòa bám vào phao được ném ra để bơi lên tàu ngoài bãi biển Đà Nẵng vào tháng 4/1975. (Ảnh: AP)
Giây phút lịch sử xe tăng của bộ đội Việt Nam chạy qua cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, thời điểm đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. (Ảnh: AP)
(Vietnam+)