Nhiều khả năng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2012 sẽ lên mức 1.171 tỷ USD, tăng thêm khoảng 92 tỷ USD, do chính phủ gia hạn chương trình giảm thuế trong khi không giảm chi tiêu.
Báo cáo ngày 13/3 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết cơ quan này đã tăng mức dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào ngày 30/9) phù hợp với mức cắt giảm thuế trị giá 100 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách trong ngắn hạn ngày càng lớn.
CBO nêu rõ vấn đề ngân sách liên bang vẫn chưa thay đổi mặc dù thâm hụt đang bắt đầu giảm nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn trước đây.
[Thâm hụt ngân sách Mỹ giảm nhưng vẫn ở mức cao]
Giảm thâm hụt ngân sách phụ thuộc nhiều vào tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ. Các chuyên gia cho rằng để giải bài toán thâm hụt ngân sách trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi khá mong manh hiện nay, các nghị sỹ Mỹ sẽ buộc phải lựa chọn các giải pháp thắt chặt chi tiêu công và những điều chỉnh trong các chính sách thuế.
Theo kịch bản tài khóa do CBO đưa ra trong đó giả định các khoản cắt giảm thuế dưới thời Tổng thống Bush và các chính sách tài khóa khác không thay đổi, khoản thâm hụt ngân sách lũy kế trong 10 năm tiếp theo của Mỹ sẽ là 7.845 tỷ USD, giảm 250 tỷ USD so với dự báo đưa ra hồi tháng Một vừa qua.
Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành đạo luật tạm thời gia hạn chính sách giảm thuế thu nhập được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George W.Bush sau khi chính sách này hết hiệu lực vào ngày 31/12/2011. Văn bản đạo luật mới quy định tiếp tục duy trì mức thuế 4,2% đối với các khoản tiền thu nhập đóng vào quỹ bảo hiểm an sinh xã hội của khoảng 160 triệu người lao động Mỹ.
Với mức thuế này, thay vì tăng lên 6,2% nếu dự luật không được thông qua, trung bình mỗi gia đình ở Mỹ mỗi năm tiết kiệm được khoảng 1.000 USD. Văn bản đạo luật mới cũng giúp cho khoảng 2 triệu người tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thêm hai tháng./.
Báo cáo ngày 13/3 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết cơ quan này đã tăng mức dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào ngày 30/9) phù hợp với mức cắt giảm thuế trị giá 100 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách trong ngắn hạn ngày càng lớn.
CBO nêu rõ vấn đề ngân sách liên bang vẫn chưa thay đổi mặc dù thâm hụt đang bắt đầu giảm nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn trước đây.
[Thâm hụt ngân sách Mỹ giảm nhưng vẫn ở mức cao]
Giảm thâm hụt ngân sách phụ thuộc nhiều vào tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ. Các chuyên gia cho rằng để giải bài toán thâm hụt ngân sách trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi khá mong manh hiện nay, các nghị sỹ Mỹ sẽ buộc phải lựa chọn các giải pháp thắt chặt chi tiêu công và những điều chỉnh trong các chính sách thuế.
Theo kịch bản tài khóa do CBO đưa ra trong đó giả định các khoản cắt giảm thuế dưới thời Tổng thống Bush và các chính sách tài khóa khác không thay đổi, khoản thâm hụt ngân sách lũy kế trong 10 năm tiếp theo của Mỹ sẽ là 7.845 tỷ USD, giảm 250 tỷ USD so với dự báo đưa ra hồi tháng Một vừa qua.
Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành đạo luật tạm thời gia hạn chính sách giảm thuế thu nhập được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George W.Bush sau khi chính sách này hết hiệu lực vào ngày 31/12/2011. Văn bản đạo luật mới quy định tiếp tục duy trì mức thuế 4,2% đối với các khoản tiền thu nhập đóng vào quỹ bảo hiểm an sinh xã hội của khoảng 160 triệu người lao động Mỹ.
Với mức thuế này, thay vì tăng lên 6,2% nếu dự luật không được thông qua, trung bình mỗi gia đình ở Mỹ mỗi năm tiết kiệm được khoảng 1.000 USD. Văn bản đạo luật mới cũng giúp cho khoảng 2 triệu người tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thêm hai tháng./.
(TTXVN)