Trong dịp chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông Duy Khoát, tỉnh Bắc Ninh, đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, biên soạn tài liệu “Hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc".
Tài liệu này cung cấp những thông tin quí về các thế hệ đời sau của vương triều này, kể từ khi hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông và bà hiền phi Lê Mỹ Nga năm 1226 cùng gia quyến đem đồ thờ cúng, áo long bào, vương miện, bảo kiếm... chạy sang xứ Cao Ly lánh nạn.
"Hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc" cho biết, truyền thống thượng võ, tài năng và sự đóng góp lớn lao của nhiều vị hoàng tộc, hoàng tôn nhà Lý đối với đất nước Cao Ly trước đây và hiện nay trên các lĩnh vực chiến đấu chống xâm lược và xây dựng nền kinh tế, xã hội đương thời.
Theo tác giả, bắt đầu từ năm 1994, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 26 của hoàng thúc Lý Long Tường và là đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ về Đền Đô bái yết tổ tiên. Sáu tháng sau, ông Căn cùng đoàn đại biểu của Hội hữu nghị văn hoá Hàn-Việt về đền dâng hương tưởng niệm.
Tháng 3/1995, ông Lý Xương Căn về Đền Đô lần thứ ba chuẩn bị cho đoàn hậu duệ nhà Lý về dự lễ Hội Đền Đô vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong ngày hội năm ấy, có đủ 48 người là hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc.
Ông Lý Tương Hiệp, trưởng tộc họ Lý ở Hoa Sơn, Hàn Quốc, đã dâng bộ gia phả ghi chép cẩn thận từ đời cụ tổ Lý Long Tường đến nay. Trang đầu gia phả ghi trang trọng dòng chữ “Sinh tại Hàn, hồn tại Việt ".
Về công trạng của ông tổ Lý Long Tường, tác giả viết: “Năm 1232, quân Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tường đã lãnh đạo tướng sĩ gia thuộc và nhân dân địa phương đánh đuổi quân Mông Cổ do Đại hãn Oa Khoát Đài chỉ huy. Sử còn chép rằng ông thường cưỡi ngựa trắng xông pha chiến trận nên quân dân gọi ông là Bạch mã tướng quân.
Năm 1252, Mông Cổ lại cho quân xâm lược lần nữa. Triều đình Cao Ly không đương nổi sức mạnh của giặc phải lánh ra đảo Giang Hoa. Lý Long Tường lại lãnh đạo quân dân địa phương kiên trì chiến đấu.
Ông sử dụng binh pháp Đại Việt đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông 5 hòm vàng bạc châu báu nhưng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát.
Đoán biết âm mưu này, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào cả 5 tên thích khách đều bị luộc chín. Sau đó quân Mông Cổ rút lui về nước. Nơi quân Mông Cổ rút lui được gọi là Thủ hàng môn. Vua Cao Ly cho dựng bia tại đây ghi nhớ công tích của Lý Long Tường”.
Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong dòng họ có hai vị tiến sĩ về quê qui ẩn không ra làm quan, giữ lòng trung với vua cũ được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt. Đặc biệt trong dòng họ có ông Lý Thừa Vãn - vị tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc.
Đối với những người đương thời, tác giả viết: "Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm cụ thân sinh, vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út ông đặt tên là Lý Quốc Việt. Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge Lý Tường Tuấn sang Việt Nam, đến Đền Đô bái yết tổ tiên.
Năm 2006, ông Lý Tường Tuấn thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất Châu Á. Con cháu dòng họ Lý ở Hoa Sơn, Hàn Quốc, hiện nay có trên 4.000 người./.
Tài liệu này cung cấp những thông tin quí về các thế hệ đời sau của vương triều này, kể từ khi hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông và bà hiền phi Lê Mỹ Nga năm 1226 cùng gia quyến đem đồ thờ cúng, áo long bào, vương miện, bảo kiếm... chạy sang xứ Cao Ly lánh nạn.
"Hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc" cho biết, truyền thống thượng võ, tài năng và sự đóng góp lớn lao của nhiều vị hoàng tộc, hoàng tôn nhà Lý đối với đất nước Cao Ly trước đây và hiện nay trên các lĩnh vực chiến đấu chống xâm lược và xây dựng nền kinh tế, xã hội đương thời.
Theo tác giả, bắt đầu từ năm 1994, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 26 của hoàng thúc Lý Long Tường và là đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ về Đền Đô bái yết tổ tiên. Sáu tháng sau, ông Căn cùng đoàn đại biểu của Hội hữu nghị văn hoá Hàn-Việt về đền dâng hương tưởng niệm.
Tháng 3/1995, ông Lý Xương Căn về Đền Đô lần thứ ba chuẩn bị cho đoàn hậu duệ nhà Lý về dự lễ Hội Đền Đô vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong ngày hội năm ấy, có đủ 48 người là hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc.
Ông Lý Tương Hiệp, trưởng tộc họ Lý ở Hoa Sơn, Hàn Quốc, đã dâng bộ gia phả ghi chép cẩn thận từ đời cụ tổ Lý Long Tường đến nay. Trang đầu gia phả ghi trang trọng dòng chữ “Sinh tại Hàn, hồn tại Việt ".
Về công trạng của ông tổ Lý Long Tường, tác giả viết: “Năm 1232, quân Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tường đã lãnh đạo tướng sĩ gia thuộc và nhân dân địa phương đánh đuổi quân Mông Cổ do Đại hãn Oa Khoát Đài chỉ huy. Sử còn chép rằng ông thường cưỡi ngựa trắng xông pha chiến trận nên quân dân gọi ông là Bạch mã tướng quân.
Năm 1252, Mông Cổ lại cho quân xâm lược lần nữa. Triều đình Cao Ly không đương nổi sức mạnh của giặc phải lánh ra đảo Giang Hoa. Lý Long Tường lại lãnh đạo quân dân địa phương kiên trì chiến đấu.
Ông sử dụng binh pháp Đại Việt đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông 5 hòm vàng bạc châu báu nhưng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát.
Đoán biết âm mưu này, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào cả 5 tên thích khách đều bị luộc chín. Sau đó quân Mông Cổ rút lui về nước. Nơi quân Mông Cổ rút lui được gọi là Thủ hàng môn. Vua Cao Ly cho dựng bia tại đây ghi nhớ công tích của Lý Long Tường”.
Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong dòng họ có hai vị tiến sĩ về quê qui ẩn không ra làm quan, giữ lòng trung với vua cũ được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt. Đặc biệt trong dòng họ có ông Lý Thừa Vãn - vị tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc.
Đối với những người đương thời, tác giả viết: "Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm cụ thân sinh, vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út ông đặt tên là Lý Quốc Việt. Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge Lý Tường Tuấn sang Việt Nam, đến Đền Đô bái yết tổ tiên.
Năm 2006, ông Lý Tường Tuấn thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất Châu Á. Con cháu dòng họ Lý ở Hoa Sơn, Hàn Quốc, hiện nay có trên 4.000 người./.
Đàm Dũng (Vietnam+)