Ngày 22/4, liên minh đa số trong Quốc hội Armenia đã quyết định ngừng thông qua thỏa thuận có ý nghĩa lịch sử với Thổ Nhĩ Kỳ về bình thường hóa quan hệ ngoại giao và mở cửa biên giới giữa hai nước.
Liên minh cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ "trì hoãn thông qua thỏa thuận trên một cách vô điều kiện và trong khuôn khổ thời gian thích hợp," bằng việc yêu cầu Armenia giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Azerbaijan trước khi thông qua thỏa thuận này.
Liên minh nhấn mạnh yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ khiến tiến trình thông qua thỏa thuận tại Quốc hội Armenia trở nên vô nghĩa, vì vậy, liên minh thấy cần phải ngừng tiến trình thông qua thỏa thuận và loại vấn đề này ra khỏi chương trình làm việc của Quốc hội Armenia cho đến khi phía Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thúc đẩy vô điều kiện tiến trình phê chuẩn tại quốc hội nước này.
Liên minh đa số trong Quốc hội Armenia coi tuyên bố mới đây của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gắn giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa nước này và Azerbaijan với việc thông qua thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ là hành động "không thể chấp nhận được."
Sau nhiều thập kỷ thù địch, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2009 đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ và mở cửa biên giới. Hai bên nhất trí sẽ thực hiện thỏa thuận này sau hai tháng kể từ ngày thỏa thuận được quốc hội cả hai nước phê chuẩn.
Tuy nhiên, tiến trình phê chuẩn thỏa thuận đã bị ngừng trệ ở cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Armenia do những tranh cãi xoay quanh vụ Đế chế Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) tàn sát người Armenia trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Armenia cho rằng đây là tội "diệt chủng," trong khi Ankara bác bỏ từ "diệt chủng," đồng thời khẳng định biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia sẽ không được mở nếu không đạt tiến bộ trong các nỗ lực hòa giải Armenia-Azerbaijan liên quan vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, vùng đất nằm lọt trong lãnh thổ Azerbaijan, nhưng do Armenia kiểm soát từ năm 1994./.
Liên minh cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ "trì hoãn thông qua thỏa thuận trên một cách vô điều kiện và trong khuôn khổ thời gian thích hợp," bằng việc yêu cầu Armenia giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Azerbaijan trước khi thông qua thỏa thuận này.
Liên minh nhấn mạnh yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ khiến tiến trình thông qua thỏa thuận tại Quốc hội Armenia trở nên vô nghĩa, vì vậy, liên minh thấy cần phải ngừng tiến trình thông qua thỏa thuận và loại vấn đề này ra khỏi chương trình làm việc của Quốc hội Armenia cho đến khi phía Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thúc đẩy vô điều kiện tiến trình phê chuẩn tại quốc hội nước này.
Liên minh đa số trong Quốc hội Armenia coi tuyên bố mới đây của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gắn giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa nước này và Azerbaijan với việc thông qua thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ là hành động "không thể chấp nhận được."
Sau nhiều thập kỷ thù địch, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2009 đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ và mở cửa biên giới. Hai bên nhất trí sẽ thực hiện thỏa thuận này sau hai tháng kể từ ngày thỏa thuận được quốc hội cả hai nước phê chuẩn.
Tuy nhiên, tiến trình phê chuẩn thỏa thuận đã bị ngừng trệ ở cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Armenia do những tranh cãi xoay quanh vụ Đế chế Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) tàn sát người Armenia trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Armenia cho rằng đây là tội "diệt chủng," trong khi Ankara bác bỏ từ "diệt chủng," đồng thời khẳng định biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia sẽ không được mở nếu không đạt tiến bộ trong các nỗ lực hòa giải Armenia-Azerbaijan liên quan vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, vùng đất nằm lọt trong lãnh thổ Azerbaijan, nhưng do Armenia kiểm soát từ năm 1994./.
(TTXVN/Vietnam+)