[Videographics] Vai trò của người Kurd ở khu vực Trung Đông

Ước tính có từ 25-30 triệu người Kurd đang sinh sống tại Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, ở cả 4 quốc gia này, người Kurd đều bị coi là một mối đe dọa.

Người Kurd sống rải rác tại nhiều quốc gia, gồm Iran, Iraq, Syria và tại một khu vực rộng chừng nửa triệu km2 ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ước tính có từ 25-30 triệu người Kurd đang sinh sống, với 14 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 6 triệu người ở Iran, gần 5 triệu người ở Iraq và 2 triệu người ở Syria.

Đa số người Kurd theo dòng Hồi giáo Sunni. Gốc gác của họ là người Ấn-Âu và họ đã nỗ lực tìm kiếm một quê hương chung từ năm 1695.

Người Kurd ưa sống tại các khu vực nhiều đồi núi và vẫn duy trì ngôn ngữ, văn hóa cùng hệ thống bộ tộc của họ.

Mong ước có một quê hương của người Kurd đã dẫn tới việc họ phải trải qua một lịch sử bị phân biệt đối xử và giết chóc. Cả 4 quốc gia kể trên đều xem người Kurd là một mối đe dọa.

Iraq là nơi duy nhất người Kurd giành được một khu vực tự trị vào năm 1991.

Đã có sự tăng mạnh bạo lực nhằm vào người Kurd kể từ năm 2014, do sự trỗi dậy của một phong trào cực đoan vẫn được biết tới với tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Các chiến binh người Kurd ở cả Iraq và Syria đã nỗ lực kháng cự IS và tham gia vào các cuộc chiến đẫm máu với chúng. Điều này khiến người Kurd trở thành một rào chắn hiệu quả chống lại mối đe dọa từ Hồi giáo cực đoan.

Năm 2013, đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm hoạt động đã tuyên bố ngừng bắn để hỗ trợ hoạt động đàm phán hòa bình nhằm tìm một giải pháp cuối nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh đòi ly khai đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom trở lại nhiều vị trí của các chiến binh người Kurd ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do nhóm PKK đã ngừng tuân thủ lệnh ngừng bắn.

[Videographics] Vai trò của người Kurd ở khu vực Trung Đông ảnh 1
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục