Những lo ngại về an ninh từ phía Mỹ với hai công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc cho thấy những nghi ngờ của phương Tây với ảnh hưởng từ nhà nước lên các doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc, một mâu thuẫn nhiều hơn về mặt văn hóa. Những công ty Huawei và ZTE đã buộc phải giải trình cả tháng qua sau khi một ủy ban của quốc hội Mỹ nói họ có thể đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ và phải bị loại ra khỏi các hợp đồng của chính quyền cũng như cấm mua tài sản tại Mỹ.
["Công ty viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ"] Huawei, một công ty tư nhân do một cựu quân nhân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) làm chủ, và ZTE, công ty cổ phần đã niêm yết với dưới 16% vốn nhà nước, phủ nhận các cáo buộc. Tuy nhiên, rất nhiều công ty Trung Quốc vẫn thuộc sở hữu nhà nước một phần hoặc có các mối quan hệ khăng khít với chính quyền, một sự thật do chính ZTE đưa ra khi biện hộ cho họ. Người phát ngôn của ZTE, David Dai Shu, nói trong một tuyên bố rằng kết luận của ủy ban về việc công ty bị ảnh hưởng từ nhà nước “sẽ đúng với bất cứ công ty nào hoạt động tại Trung Quốc.” Các nhà phân tích nói vấn đề này có thể trở nên phức tạp hơn khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc muốn mở rộng các cơ hội kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, vì Trung Quốc bị coi là một đối thủ chiến lược của Mỹ. “Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến một quốc gia độc đảng và có lĩnh vực công khổng lồ đóng vai trò lớn như vậy trong nền kinh tế toàn cầu”, Patrick Chovanec, giáo sư tại khoa kinh tế học và quản lý của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, nhận xét. Những lo ngại về việc các công ty nhà nước Trung Quốc mua lại những tập đoàn Mỹ có vai trò chiến lược trong nền kinh tế từng cản trở nhiều hợp đồng trong quá khứ, như năm 2005, khi Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), một tổng công ty nhà nước, tìm cách mua lại hãng dầu khí Mỹ Unocal. Mới đây hơn, Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng trước đã chặn việc một công ty Trung Quốc mua một số nông trại gần một căn cứ hải quân Mỹ, với lý do cuộc thôn tính có thể đe dọa an ninh quốc gia. “Những quyết định như thế của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới nhiệt tình của các công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ”, người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc Shen Danyang nói. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ nói sự không tin tưởng các công ty Trung Quốc là có lý do khi Bắc Kinh đang đổ tiền ồ ạt vào quân đội nhưng lại cung cấp rất ít thông tin về tình hình minh bạch tài chính ra bên ngoài, gây ra lo ngại về khả năng tiềm tàng Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị công nghệ cao phá hoại hệ thống thông tin liên lạc của Mỹ. Trung Quốc trước giờ vẫn bị cáo buộc là nơi khởi nguồn của rất nhiều vụ tin tặc và tấn công mạng, dù chính quyền Bắc Kinh phủ nhận việc họ có liên quan. Nhưng điều đó không khỏi khiến phương tây nghi ngờ các công ty Trung Quốc, với sự minh bạch còn thấp. “Họ phải hoạt động theo kiểu Trung Quốc, hoặc theo kiểu Mỹ”, Scott Harold, chuyên gia về Trung Quốc tại công ty Mỹ Rand Corporation, nói. “Nhưng họ không thể hoạt động theo cả hai kiểu vì đôi khi chúng không tương thích”. Một nghiên cứu mới đây của Fitch Ratings cho thấy doanh số tại Mỹ của Huawei và ZTE chiếm không tới 5% doanh thu của họ và những chế tài từ Mỹ, nếu có, không thể ảnh hưởng ngay lập tức đến hoạt động của hai hãng. “Ảnh hưởng sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như có thêm nhiều nước quyết định từ chối các nhà cung cấp Trung Quốc vì các quan ngại an ninh quốc gia”, nghiên cứu của Fitch viết.
["Công ty viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ"] Huawei, một công ty tư nhân do một cựu quân nhân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) làm chủ, và ZTE, công ty cổ phần đã niêm yết với dưới 16% vốn nhà nước, phủ nhận các cáo buộc. Tuy nhiên, rất nhiều công ty Trung Quốc vẫn thuộc sở hữu nhà nước một phần hoặc có các mối quan hệ khăng khít với chính quyền, một sự thật do chính ZTE đưa ra khi biện hộ cho họ. Người phát ngôn của ZTE, David Dai Shu, nói trong một tuyên bố rằng kết luận của ủy ban về việc công ty bị ảnh hưởng từ nhà nước “sẽ đúng với bất cứ công ty nào hoạt động tại Trung Quốc.” Các nhà phân tích nói vấn đề này có thể trở nên phức tạp hơn khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc muốn mở rộng các cơ hội kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, vì Trung Quốc bị coi là một đối thủ chiến lược của Mỹ. “Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến một quốc gia độc đảng và có lĩnh vực công khổng lồ đóng vai trò lớn như vậy trong nền kinh tế toàn cầu”, Patrick Chovanec, giáo sư tại khoa kinh tế học và quản lý của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, nhận xét. Những lo ngại về việc các công ty nhà nước Trung Quốc mua lại những tập đoàn Mỹ có vai trò chiến lược trong nền kinh tế từng cản trở nhiều hợp đồng trong quá khứ, như năm 2005, khi Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), một tổng công ty nhà nước, tìm cách mua lại hãng dầu khí Mỹ Unocal. Mới đây hơn, Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng trước đã chặn việc một công ty Trung Quốc mua một số nông trại gần một căn cứ hải quân Mỹ, với lý do cuộc thôn tính có thể đe dọa an ninh quốc gia. “Những quyết định như thế của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới nhiệt tình của các công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ”, người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc Shen Danyang nói. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ nói sự không tin tưởng các công ty Trung Quốc là có lý do khi Bắc Kinh đang đổ tiền ồ ạt vào quân đội nhưng lại cung cấp rất ít thông tin về tình hình minh bạch tài chính ra bên ngoài, gây ra lo ngại về khả năng tiềm tàng Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị công nghệ cao phá hoại hệ thống thông tin liên lạc của Mỹ. Trung Quốc trước giờ vẫn bị cáo buộc là nơi khởi nguồn của rất nhiều vụ tin tặc và tấn công mạng, dù chính quyền Bắc Kinh phủ nhận việc họ có liên quan. Nhưng điều đó không khỏi khiến phương tây nghi ngờ các công ty Trung Quốc, với sự minh bạch còn thấp. “Họ phải hoạt động theo kiểu Trung Quốc, hoặc theo kiểu Mỹ”, Scott Harold, chuyên gia về Trung Quốc tại công ty Mỹ Rand Corporation, nói. “Nhưng họ không thể hoạt động theo cả hai kiểu vì đôi khi chúng không tương thích”. Một nghiên cứu mới đây của Fitch Ratings cho thấy doanh số tại Mỹ của Huawei và ZTE chiếm không tới 5% doanh thu của họ và những chế tài từ Mỹ, nếu có, không thể ảnh hưởng ngay lập tức đến hoạt động của hai hãng. “Ảnh hưởng sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như có thêm nhiều nước quyết định từ chối các nhà cung cấp Trung Quốc vì các quan ngại an ninh quốc gia”, nghiên cứu của Fitch viết.
Huawei là công ty tư nhân do một cựu quân nhân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) làm chủ (Nguồn: AFP)
Ngay sau khi báo cáo của ủy ban quốc hội Mỹ được công bố, Canada nói họ sẽ loại Huawei khỏi các hợp đồng xây dựng hệ thống an ninh mạng mới cho chính phủ vì “an ninh quốc gia”. Đầu năm nay Úc cũng đã ngăn chặn Huawei sau khi hãng này thắng thầu một hợp đồng lớn cung cấp thiết bị cho mạng lưới internet băng thông rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, cũng có rủi ro rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát và làm hại những công ty Trung Quốc không hề đe dọa tới an ninh các nước, theo lời John Lee, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và kinh tế Trung Quốc. “Quyết định của ủy ban quốc hội Mỹ có thể bị các nhóm khác nhau ở phương tây vận dụng một cách sai trái để biện minh cho chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là nhắm vào đầu tư từ Trung Quốc, phải đảm bảo rằng điều này không xảy ra,” Lee, hiện đang làm việc tại Đại học Sydney, cảnh báo./.
Trần Trọng (Vietnam+)