"Yêu" thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch

Theo nghiên cứu mới đây tại Mỹ, những người đàn ông có hoạt động tình dục hai lần trong một tuần có thể giảm được nguy cơ bệnh tim.
Tình dục được cho là tốt cho cả thể chất và tinh thần, nhưng từ trước đếnnay không có nhiều luận chứng khoa học về lợi ích của quan hệ tình dục thườngxuyên đối với những bệnh nặng như bệnh tim.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy những người đàn ông cóhoạt động tình dục hai lần trong một tuần có thể giảm được nguy cơ bệnh tim.

Theo đó, những người thõa mãn quan hệ chăn gối thường xuyên sẽ giảm được45% nguy cơ về tim mạch hơn những người chỉ quan hệ mỗi tháng một lần hoặc íthơn.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu New England ở bang Masachusetts đãtiến hành một nghiên cứu lâu dài trên hơn 1.000 đàn ông có độ tuổi từ 40-70.

Hơn 16 năm theo dõi, những người tham gia thường xuyên được phỏng vấn vềsố lần hoạt động tình dục và được kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim.

Các nhà khoa học cũng đã xem xét trên nhiều các tác nhân nguy cơ khác nhaunhư tuổi tác, cân nặng, huyết áp và hàm lượng cholesterol.

Phân tích các kết quả tìm được, các nhà khoa học cho biết lợi ích của tìnhdục có thể tác động đến cả thể chất và cảm xúc trong cơ thể. Một số hình thứcquan hệ tình dục là sự kết hợp của các hoạt động thể chất.

Điều này trực tiếp có tác động tích cực cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra,những người quan hệ tình dục thường xuyên chắc chắn sẽ nhận được mối quan hệ vềtình cảm từ đối tác nhằm giúp giảm được stress và có những tương tác xã hội .

Tuy tình dục được cho là mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch của cácquý ông nhưng nghiên cứu này không kiểm tra xem liệu phụ nữ có nhận được lợi íchcho sức khỏe từ hoạt động chăn gối không./.

Xuân Triển (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.