Diễn biến tích cực tại Phố Wall trong phiên trước đã giúp kéo các thị trường chứng khoán châu Á đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 16/10.
Diễn biến trên của thị trường chứng khoán là những phản ứng sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo tích cực về doanh số bán lẻ trong tháng 9/2012, cũng như nhờ dư âm của chương trình nói lỏng định lượng mới (QE3) mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa tung ra tháng trước.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước khi Chính phủ Trung Quốc công bố báo cáo về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 3/2012, dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này, với lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục đà tăng trưởng chậm.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 123,38 điểm (1,44%), lên 8.701,31 điểm. Đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn viễn thông danh tiếng Nhật Bản là Softbank đã tăng tới hơn 10% trong phiên giao dịch 16/10, sau khi trải qua hai phiên mất giá liên tiếp trước đó, nhờ tuyên bố chính thức rằng hãng này sẽ mua lại công ty cung cấp các dịch vụ không dây của Mỹ là Nextel Sprint với giá hơn 20 tỷ USD.
Tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng ghi thêm 15,95 điểm (0,83%), chốt ở mức 1.941,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia lại chỉ tăng “khiêm tốn” 8,1 điểm (0,18%), lên 4.491,5 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chuyển “sắc xanh” trong phiên giao dịch này, bất chấp diễn biến lình xình vào đầu phiên.
Đóng cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 58,82 điểm (0,28%) và 0,11 điểm, lên 21.207,07 điểm và 2.098,81 điểm. Tuy vậy, đà tăng của chứng khoán Trung Quốc không thực sự ấn tượng bởi giới đầu tư vẫn đang ngóng chờ báo cáo về tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Á trong quý 3/2012.
Một số thông tin tích cực mới đây về kinh tế Trung Quốc đã không đủ mạnh để có thể xua tan hoàn toàn những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của kinh tế nước này nói riêng và kinh tế toàncầu nói chung, nhất là khi khủng hoảng nợ vẫn đang đeo bám tại Khu vực đồng euro (Eurozone).
Đêm trước (15/10), chứng khoán Mỹ đã bất ngờ bật tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần, sau khi vừa trải qua chuỗi ngày giao dịch ảm đạm vào tuần trước, do giới đầu tư đón nhận các báo cáo tích cực về doanh số bán lẻ của Mỹ, cũng như lợi nhuận tốt hơn dự kiến của ngân hàng Citigroup, góp phần hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu tài chính.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 95,38 điểm, tương đương 0,72%, lên 13.424,23 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 11,54 điểm (0,81%), lên 1.440,13 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 20,07 điểm (0,66%), đóng cửa ở mức 3.064,18 điểm.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này bất ngờ tăng 1,1% trong tháng 9/2012, cao hơn mức dự kiến trước đó, đồng thời cũng điều chỉnh lại mức tăng doanh số bán lẻ trong tháng Bảy và tháng Tám vừa qua. Đây là tín hiệu tích cực mới cho bức tranh kinh tế vốn đang khá u ám của Mỹ, bởi nó cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân nước này đang có xu hướng gia tăng.
Theo ông Mei Li, thuộc tập đoàn tài chính FTN Financial, doanh số bán tại chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-Mart tăng 1,8%, Lowe's tăng 3,3% và Macy tăng 1,3%.
Cũng trong ngày 15/10 này, ngân hàng Citigroup đã công bố lợi nhuận quý 3/2012 tăng trưởng vượt dự báo, nhờ hoạt động cho vay thế chấp sôi động và sự hồi phục của thị trường vốn. Thông tin này đã giúp nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh, trong đó giá cổ phiếu của Citigroup và Bank of America lần lượt tăng 5,5% và 3,5%.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt khởi sắc, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Kết thúc phiên 15/10 tại Lóndon, chỉ số FTSE 100 tăng 0,21% lên 5.805,61 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng tăng 0,92%, lên 3.420,28 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng ghi thêm 0,40%, lên 7.261,25 điểm./.
Diễn biến trên của thị trường chứng khoán là những phản ứng sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo tích cực về doanh số bán lẻ trong tháng 9/2012, cũng như nhờ dư âm của chương trình nói lỏng định lượng mới (QE3) mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa tung ra tháng trước.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước khi Chính phủ Trung Quốc công bố báo cáo về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 3/2012, dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này, với lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục đà tăng trưởng chậm.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 123,38 điểm (1,44%), lên 8.701,31 điểm. Đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn viễn thông danh tiếng Nhật Bản là Softbank đã tăng tới hơn 10% trong phiên giao dịch 16/10, sau khi trải qua hai phiên mất giá liên tiếp trước đó, nhờ tuyên bố chính thức rằng hãng này sẽ mua lại công ty cung cấp các dịch vụ không dây của Mỹ là Nextel Sprint với giá hơn 20 tỷ USD.
Tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng ghi thêm 15,95 điểm (0,83%), chốt ở mức 1.941,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia lại chỉ tăng “khiêm tốn” 8,1 điểm (0,18%), lên 4.491,5 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều chuyển “sắc xanh” trong phiên giao dịch này, bất chấp diễn biến lình xình vào đầu phiên.
Đóng cửa, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 58,82 điểm (0,28%) và 0,11 điểm, lên 21.207,07 điểm và 2.098,81 điểm. Tuy vậy, đà tăng của chứng khoán Trung Quốc không thực sự ấn tượng bởi giới đầu tư vẫn đang ngóng chờ báo cáo về tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Á trong quý 3/2012.
Một số thông tin tích cực mới đây về kinh tế Trung Quốc đã không đủ mạnh để có thể xua tan hoàn toàn những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của kinh tế nước này nói riêng và kinh tế toàncầu nói chung, nhất là khi khủng hoảng nợ vẫn đang đeo bám tại Khu vực đồng euro (Eurozone).
Đêm trước (15/10), chứng khoán Mỹ đã bất ngờ bật tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần, sau khi vừa trải qua chuỗi ngày giao dịch ảm đạm vào tuần trước, do giới đầu tư đón nhận các báo cáo tích cực về doanh số bán lẻ của Mỹ, cũng như lợi nhuận tốt hơn dự kiến của ngân hàng Citigroup, góp phần hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu tài chính.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 95,38 điểm, tương đương 0,72%, lên 13.424,23 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 11,54 điểm (0,81%), lên 1.440,13 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 20,07 điểm (0,66%), đóng cửa ở mức 3.064,18 điểm.
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này bất ngờ tăng 1,1% trong tháng 9/2012, cao hơn mức dự kiến trước đó, đồng thời cũng điều chỉnh lại mức tăng doanh số bán lẻ trong tháng Bảy và tháng Tám vừa qua. Đây là tín hiệu tích cực mới cho bức tranh kinh tế vốn đang khá u ám của Mỹ, bởi nó cho thấy chi tiêu tiêu dùng của người dân nước này đang có xu hướng gia tăng.
Theo ông Mei Li, thuộc tập đoàn tài chính FTN Financial, doanh số bán tại chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-Mart tăng 1,8%, Lowe's tăng 3,3% và Macy tăng 1,3%.
Cũng trong ngày 15/10 này, ngân hàng Citigroup đã công bố lợi nhuận quý 3/2012 tăng trưởng vượt dự báo, nhờ hoạt động cho vay thế chấp sôi động và sự hồi phục của thị trường vốn. Thông tin này đã giúp nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh, trong đó giá cổ phiếu của Citigroup và Bank of America lần lượt tăng 5,5% và 3,5%.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt khởi sắc, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Kết thúc phiên 15/10 tại Lóndon, chỉ số FTSE 100 tăng 0,21% lên 5.805,61 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng tăng 0,92%, lên 3.420,28 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng ghi thêm 0,40%, lên 7.261,25 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)