Phải đánh giá đúng thực trạng để tìm giải pháp khả thi cao trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đó là đề nghị của nhiều Ủy viên tại Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến vào báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sáng 11/10.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc giảm sản lượng khai thác đối với rừng tự nhiên.
Trên cơ sở triển khai Đề án “phát triển mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên” đã giảm số tỉnh khai thác từ 36 xuống còn 20 tỉnh và số lâm trường từ 241 xuống còn 134, sản lượng khai thác gỗ tự nhiên hàng năm giảm từ 1,2 triệu m3 xuống còn 300.000m3, trong đó khai thác chính hàng năm là 150.000m3.
Hàng năm, dự án đã dành khoảng 150-200 tỷ đồng để khoán bảo vệ hơn 2 triệu ha rừng tập trung tại các địa bàn cần ưu tiên để các địa phương chủ động giao khoán bảo vệ rừng. Do vậy, số vụ vi phạm năm 2010 chỉ còn trên 33.800 vụ, giảm 46% so với năm 1998. Diện tích rừng mất đi do các hành vi vi phạm lâm luật tuy vẫn còn lớn, nhưng cũng đã có xu hướng giảm nhiều, đến năm 2010 là trên 7.400ha, giảm 60% so với năm 1998. Diện tích rừng tăng lên năm 2010 là gần 13,4 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là hơn 10,3 triệu ha.
Từ năm 1998-2010, tổng diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng là trên 4,67 triệu ha, đạt 93,5% kế hoạch. Trong đó, trồng rừng đạt 2,45 triệu ha/3 triệu ha, đạt 81% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng là 1,28 triệu ha/1 triệu ha, đạt 128% kế hoạch; trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 941 ngàn ha/1 triệu ha, đạt 94% kế hoạch. Tổng số vốn dự án đã huy động được là trên 31.800 tỷ đồng, trong đó vốn do các hộ gia đình tự bỏ ra gần 15.800 tỷ đồng, chiếm 50%.
Độ che phủ rừng năm 1998 là 32%, năm 2010 là 39,5%. Nếu tính cả diện tích cây cao su, điều, cây ăn quả có tán che như cây rừng và diện tích rừng mới trồng năm 2009-2010 thì độ che phủ rừng của nước ta đến năm 2010 đạt 46,4%. Trữ lượng gỗ cả nước năm 2010 là 935,3 triệu m3, tăng 183,8 triệu m3 (24,4%) so với năm 1998. Sinh trưởng rừng trồng đạt 15 m3/ha/năm, có nơi lên trên 20 m3/ha/năm vào năm 2010. Đã có gần 1,25 triệu hộ gia đình với 4,6 triệu lao động tham gia Dự án, trong đó có gần 485 ngàn hộ nghèo.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường nhìn nhận dự án đã tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức về hiệu quả kinh tế-xã hội của việc bảo vệ và phát triển rừng; độ che phủ rừng tăng dần, bước đầu hình thành vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Bên cạnh đó, dự án đã huy động được nguồn vốn của toàn xã hội cho công tác trồng mới và bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực nông thôn, miền núi đồng thời, dự án đã góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Đồng tình với một số mục tiêu dự án đã đạt được sau 13 năm triển khai, song cũng không ít ý kiến cho rằng báo cáo đề cập chưa đầy đủ, đánh giá chưa sát với thực trạng, đặc biệt là đối với diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng giữa báo cáo của Chính phủ với tình hình thực tế trong việc quản lý, bảo vệ rừng hiện nay có những vấn đề cần xem xét lại. Hiện chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn phá rừng, đốt rừng. Trong khi báo cáo nêu ra là đã tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi trong nước, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng nhanh thì có đến 80% nguyên liệu phải nhập khẩu để phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, đây là vấn đề cần phải xem lại.
Qua chuyến khảo sát toàn bộ tuyến biên giới trên đất liền vào năm 2010, Chủ nhiệm Ủy ban này đánh giá rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn ngày càng mất đi, chỉ có rừng sản xuất là tăng lên.
Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào khu vực vùng sâu, vùng xa, ở nơi có rừng tự nhiên chưa có gì lớn. Người dân khu vực biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên không thể sống bằng rừng mà phải chặt rừng đi để làm nương mới sống được.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước hoài nghi không biết con số rừng tự nhiên tăng ở chỗ nào vì những nơi Hội đồng Dân tộc đi giám sát trong thời gian qua, đều thấy giảm, nhất là ở Thanh Hóa và Nghệ An, dân đi tới đâu là mất rừng tới đó.
Không đồng tình với việc gộp cả diện tích điều, cao su để tính là diện tích che phủ rừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị báo cáo làm rõ hơn nội hàm của nội dung chất lượng rừng, bao gồm đủ 4 yếu tố đất, nước, động vật, thực vật.
Dựa trên quan điểm rừng phải đảm bảo tính cân bằng về môi trường, tính đa dạng sinh học, ông Kso Phước cho rằng không nên lẫn lộn trồng cây công nghiệp là trồng rừng. Cây cao su dù có giá trị về kinh tế, nhưng chỉ mang tính chất phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, còn về nghĩa rừng thì phải xem lại, bởi dưới gốc cây này không có động vật nào sống được, trên cây cũng không có con chim nào làm tổ.
Cũng như vậy, Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương băn khoăn việc tính độ che phủ thế nào là đúng, việc gộp cả diện tích cây công nghiệp để tính độ che phủ rừng đã phù hợp chưa?
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ đề nghị Chính phủ báo cáo rõ bài toán kinh tế về quản lý bảo vệ rừng như thế nào, nhà nước chi hết bao nhiêu, thu được bao nhiêu, đặc biệt là khâu nuôi bộ máy quản lý bảo vệ rừng. Các ý kiến cũng đề cập phải làm rõ việc phát triển thủy điện ảnh hưởng đến rừng như thế nào, chính sách giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ra sao, vấn đề giao đất, giao rừng, cho thuê đất trồng rừng…
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề nghị có tổng kết đánh giá xác đáng về thực trạng, tình hình thực hiện mục tiêu 5 triệu ha rừng để có giải pháp định hướng trong thời gian tới. Phải dựa vào dân, mang lại quyền lợi cho dân, thì nhân dân mới bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Kim Khoa không đồng tình với quan điểm bố trí biên chế kiểm lâm trên diện tích rừng mà phải xã hội hóa, huy động nhân dân, để chính nhân dân tham gia bảo vệ rừng, kiểm lâm chỉ là lực lượng nòng cốt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị xem lại các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng đã phù hợp chưa, vì sao rừng nhiều nhưng vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, biện pháp gì để có đủ nguyên liệu phát triển kinh tế từ rừng, không phải nhập khẩu mà thậm chí còn xuất khẩu. Giao đất giao rừng là cách làm hay, rừng có chủ, cần đánh giá mô hình này để tiếp tục thực hiện trong công tác quy hoạch về sau.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến nghiêng về quan điểm nên kết thúc dự án theo tiến độ Quốc hội cho phép để chuyển sang giai đoạn bảo vệ, phát triển vốn rừng theo tiến độ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020./.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc giảm sản lượng khai thác đối với rừng tự nhiên.
Trên cơ sở triển khai Đề án “phát triển mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên” đã giảm số tỉnh khai thác từ 36 xuống còn 20 tỉnh và số lâm trường từ 241 xuống còn 134, sản lượng khai thác gỗ tự nhiên hàng năm giảm từ 1,2 triệu m3 xuống còn 300.000m3, trong đó khai thác chính hàng năm là 150.000m3.
Hàng năm, dự án đã dành khoảng 150-200 tỷ đồng để khoán bảo vệ hơn 2 triệu ha rừng tập trung tại các địa bàn cần ưu tiên để các địa phương chủ động giao khoán bảo vệ rừng. Do vậy, số vụ vi phạm năm 2010 chỉ còn trên 33.800 vụ, giảm 46% so với năm 1998. Diện tích rừng mất đi do các hành vi vi phạm lâm luật tuy vẫn còn lớn, nhưng cũng đã có xu hướng giảm nhiều, đến năm 2010 là trên 7.400ha, giảm 60% so với năm 1998. Diện tích rừng tăng lên năm 2010 là gần 13,4 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là hơn 10,3 triệu ha.
Từ năm 1998-2010, tổng diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng là trên 4,67 triệu ha, đạt 93,5% kế hoạch. Trong đó, trồng rừng đạt 2,45 triệu ha/3 triệu ha, đạt 81% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng là 1,28 triệu ha/1 triệu ha, đạt 128% kế hoạch; trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 941 ngàn ha/1 triệu ha, đạt 94% kế hoạch. Tổng số vốn dự án đã huy động được là trên 31.800 tỷ đồng, trong đó vốn do các hộ gia đình tự bỏ ra gần 15.800 tỷ đồng, chiếm 50%.
Độ che phủ rừng năm 1998 là 32%, năm 2010 là 39,5%. Nếu tính cả diện tích cây cao su, điều, cây ăn quả có tán che như cây rừng và diện tích rừng mới trồng năm 2009-2010 thì độ che phủ rừng của nước ta đến năm 2010 đạt 46,4%. Trữ lượng gỗ cả nước năm 2010 là 935,3 triệu m3, tăng 183,8 triệu m3 (24,4%) so với năm 1998. Sinh trưởng rừng trồng đạt 15 m3/ha/năm, có nơi lên trên 20 m3/ha/năm vào năm 2010. Đã có gần 1,25 triệu hộ gia đình với 4,6 triệu lao động tham gia Dự án, trong đó có gần 485 ngàn hộ nghèo.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường nhìn nhận dự án đã tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức về hiệu quả kinh tế-xã hội của việc bảo vệ và phát triển rừng; độ che phủ rừng tăng dần, bước đầu hình thành vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Bên cạnh đó, dự án đã huy động được nguồn vốn của toàn xã hội cho công tác trồng mới và bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực nông thôn, miền núi đồng thời, dự án đã góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Đồng tình với một số mục tiêu dự án đã đạt được sau 13 năm triển khai, song cũng không ít ý kiến cho rằng báo cáo đề cập chưa đầy đủ, đánh giá chưa sát với thực trạng, đặc biệt là đối với diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng giữa báo cáo của Chính phủ với tình hình thực tế trong việc quản lý, bảo vệ rừng hiện nay có những vấn đề cần xem xét lại. Hiện chúng ta chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn phá rừng, đốt rừng. Trong khi báo cáo nêu ra là đã tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi trong nước, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng nhanh thì có đến 80% nguyên liệu phải nhập khẩu để phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, đây là vấn đề cần phải xem lại.
Qua chuyến khảo sát toàn bộ tuyến biên giới trên đất liền vào năm 2010, Chủ nhiệm Ủy ban này đánh giá rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn ngày càng mất đi, chỉ có rừng sản xuất là tăng lên.
Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào khu vực vùng sâu, vùng xa, ở nơi có rừng tự nhiên chưa có gì lớn. Người dân khu vực biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên không thể sống bằng rừng mà phải chặt rừng đi để làm nương mới sống được.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước hoài nghi không biết con số rừng tự nhiên tăng ở chỗ nào vì những nơi Hội đồng Dân tộc đi giám sát trong thời gian qua, đều thấy giảm, nhất là ở Thanh Hóa và Nghệ An, dân đi tới đâu là mất rừng tới đó.
Không đồng tình với việc gộp cả diện tích điều, cao su để tính là diện tích che phủ rừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị báo cáo làm rõ hơn nội hàm của nội dung chất lượng rừng, bao gồm đủ 4 yếu tố đất, nước, động vật, thực vật.
Dựa trên quan điểm rừng phải đảm bảo tính cân bằng về môi trường, tính đa dạng sinh học, ông Kso Phước cho rằng không nên lẫn lộn trồng cây công nghiệp là trồng rừng. Cây cao su dù có giá trị về kinh tế, nhưng chỉ mang tính chất phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, còn về nghĩa rừng thì phải xem lại, bởi dưới gốc cây này không có động vật nào sống được, trên cây cũng không có con chim nào làm tổ.
Cũng như vậy, Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương băn khoăn việc tính độ che phủ thế nào là đúng, việc gộp cả diện tích cây công nghiệp để tính độ che phủ rừng đã phù hợp chưa?
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ đề nghị Chính phủ báo cáo rõ bài toán kinh tế về quản lý bảo vệ rừng như thế nào, nhà nước chi hết bao nhiêu, thu được bao nhiêu, đặc biệt là khâu nuôi bộ máy quản lý bảo vệ rừng. Các ý kiến cũng đề cập phải làm rõ việc phát triển thủy điện ảnh hưởng đến rừng như thế nào, chính sách giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ra sao, vấn đề giao đất, giao rừng, cho thuê đất trồng rừng…
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề nghị có tổng kết đánh giá xác đáng về thực trạng, tình hình thực hiện mục tiêu 5 triệu ha rừng để có giải pháp định hướng trong thời gian tới. Phải dựa vào dân, mang lại quyền lợi cho dân, thì nhân dân mới bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Kim Khoa không đồng tình với quan điểm bố trí biên chế kiểm lâm trên diện tích rừng mà phải xã hội hóa, huy động nhân dân, để chính nhân dân tham gia bảo vệ rừng, kiểm lâm chỉ là lực lượng nòng cốt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị xem lại các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng đã phù hợp chưa, vì sao rừng nhiều nhưng vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, biện pháp gì để có đủ nguyên liệu phát triển kinh tế từ rừng, không phải nhập khẩu mà thậm chí còn xuất khẩu. Giao đất giao rừng là cách làm hay, rừng có chủ, cần đánh giá mô hình này để tiếp tục thực hiện trong công tác quy hoạch về sau.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến nghiêng về quan điểm nên kết thúc dự án theo tiến độ Quốc hội cho phép để chuyển sang giai đoạn bảo vệ, phát triển vốn rừng theo tiến độ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)