Côngxoócxium - gồm các tập đoàn Gazprom (Nga), ENI (Italy), EDF (Pháp) và Wintershall (Đức) - cho biết việc xây dựng đoạn đường ống dưới biển của tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam" sẽ được khởi động vào đầu năm 2014, một khi nhận được tất các các giấy phép về môi trường.
Nhật báo Vedomosti (Nga) cho hay mặc dù lễ khởi công tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" đã được tổ chức, song việc xây dựng đoạn ở ngoài khơi vẫn chưa nhận được những giấy phép cần thiết. Hiện nay, một số nhà hoạt động xã hội tỏ ra quan ngại môi trường sinh thái tại Biển Đen sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, do hoạt động xây dựng đường ống.
Theo thiết kế, "Dòng chảy phương Nam" sẽ xuất phát từ Anapy thuộc khu Krasnodar của Liên bang Nga đi qua thềm lục địa Biển Đen để tới cảng Varna của Bulgaria, rồi từ đó chia thành bốn nhánh đến các nước Trung, Đông Âu và Tây Âu. "Dòng chảy phương Nam" có tổng chiều dài 2.380 km, trong đó 925 km đi qua Biển Đen, và sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Dự án này do côngxoócxium gồm các tập đoàn Gazprom (Nga), ENI (Italy), EDF (Pháp) và Wintershall (Đức) xây dựng với tổng đầu tư 16,5 tỷ euro và tỷ lệ góp vốn tương ứng là 50%, 20%, 15% và 15%.
Mátxơva đang hy vọng "Dòng chảy phương Nam" sẽ giúp việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang nhiều nước châu Âu mà không phải quá cảnh Ukraine.
Dự kiến, từ sau năm 2015, các nước Bulgaria, Áo, Italy, Serbia, Hungary, Romania, Hy Lạp, Slovenia, Croatia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia sẽ bắt đầu nhập khẩu khí đốt của Nga theo tuyến đường ống này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đây là một dự án hoang phí, trong bối cảnh nhu cầu đối với khí đốt của Nga suy giảm./.
Nhật báo Vedomosti (Nga) cho hay mặc dù lễ khởi công tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" đã được tổ chức, song việc xây dựng đoạn ở ngoài khơi vẫn chưa nhận được những giấy phép cần thiết. Hiện nay, một số nhà hoạt động xã hội tỏ ra quan ngại môi trường sinh thái tại Biển Đen sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, do hoạt động xây dựng đường ống.
Theo thiết kế, "Dòng chảy phương Nam" sẽ xuất phát từ Anapy thuộc khu Krasnodar của Liên bang Nga đi qua thềm lục địa Biển Đen để tới cảng Varna của Bulgaria, rồi từ đó chia thành bốn nhánh đến các nước Trung, Đông Âu và Tây Âu. "Dòng chảy phương Nam" có tổng chiều dài 2.380 km, trong đó 925 km đi qua Biển Đen, và sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Dự án này do côngxoócxium gồm các tập đoàn Gazprom (Nga), ENI (Italy), EDF (Pháp) và Wintershall (Đức) xây dựng với tổng đầu tư 16,5 tỷ euro và tỷ lệ góp vốn tương ứng là 50%, 20%, 15% và 15%.
Mátxơva đang hy vọng "Dòng chảy phương Nam" sẽ giúp việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang nhiều nước châu Âu mà không phải quá cảnh Ukraine.
Dự kiến, từ sau năm 2015, các nước Bulgaria, Áo, Italy, Serbia, Hungary, Romania, Hy Lạp, Slovenia, Croatia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia sẽ bắt đầu nhập khẩu khí đốt của Nga theo tuyến đường ống này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đây là một dự án hoang phí, trong bối cảnh nhu cầu đối với khí đốt của Nga suy giảm./.
Trà My (TTXVN)