Đức: Lòng tin của doanh nghiệp vào nền kinh tế giảm

Chỉ số lòng tin doanh nghiệp Đức lần đầu tiên đã giảm trong 6 tháng cho thấy nền kinh tế Đức không tăng trưởng được như mong đợi.
Theo Viện kinh tế Ifo, sau khi tăng liên tiếp trong 5 tháng, chỉ số lòng tindoanh nghiệp Đức đã giảm xuống 107,4 điểm trong tháng 10/2013, so với mức 107,7điểm trong tháng 9/2013.

Trước đó, kết quả khảo sát do hãng Dow Jones Newswires tiến hành cho biết cácnhà phân tích dự đoán chỉ số lòng tin doanh nghiệp Đức sẽ tăng lên 108 điểm.

Trong tuần trước, Chỉ số Quản lý Sức mua (PMI) của Đức cho thấy trong tháng10/2013 tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực tư nhân ở mức thấp nhất trong 3 tháng.Hoạt động kinh doanh đi xuống của các nhà cung cấp dịch vụ là một trong nhữngnguyên nhân gây ra sự sụt giảm PMI.

Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy kinh tế Đức không tăng trưởng được nhưmong đợi. Bên cạnh đó, nguy cơ vỡ nợ của Mỹ và sự mạnh lên của đồng euro cũnggây sức ép lên lĩnh vực xuất khẩu của Đức.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Carsten Brzeski, thuộc ING, nhận định bất chấp sự suygiảm trên, kinh tế Đức vẫn trong trạng thái khả quan.

Bên cạnh đó, sự vững mạnh của thị trường lao động và đà phục hồi của lĩnh vựccông nghiệp sẽ tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định trong những quý tới.

Chính phủ Đức dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 0,5% trong năm nay và1,7% trong năm 2014.

Sau khi yếu đi vào năm ngoái, kinh tế Đức đã phục hồi trong quý II/2013 vàghi dấu mức tăng trưởng cao nhất trong hơn 1 năm, nhờ thị trường lao động phụchồi, lương tăng và các điều kiện tài chính thuận lợi giúp đẩy nhu cầu trong nướctăng mạnh./.

Trà My (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở hãng ôtô Mazda tại Fuchu, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Mazda công bố chiến lược sản xuất xe điện mới

Trong khi các đối thủ sản xuất xe điện tại các nhà máy được xây dựng chuyên biệt, Mazda có kế hoạch sản xuất xe điện trên các dây chuyền sản xuất hiện có đang sản xuất xe chạy bằng động cơ xăng.