Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso ngày 12/10 kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra quyết định dứt khoát đối với kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp lan ra toàn Khu vực đồng euro, trong bối cảnh các ngân hàng khu vực có nguy cơ chịu tổn thất nhiều hơn vì những khoản nợ của Hy Lạp mà họ đang nắm giữ.
Thừa nhận những nghi ngại và bất trắc liên quan đến tương lai của Hy Lạp sẽ phá hoại sự ổn định trong và ngoài Khu vực đồng euro, ông Barroso khẳng định đã đến lúc phải loại bỏ những nghi ngại này.
Theo người đứng đầu Cơ quan hành pháp EU, bất chấp những đảm bảo về cứu trợ đối với những nước gặp khó khăn về tài chính và sự can dự có giới hạn của khu vực tư nhân, "bệnh nợ công" vẫn có chiều hướng lây lan rộng.
Để chặn đứng chiều hướng này, châu Âu cần đưa ra những công cụ đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn, phát huy tối đa sức mạnh của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và đẩy nhanh việc cho ra đời Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM).
Ông Barroso cho rằng các chính phủ khu vực nên hỗ trợ các ngân hàng yếu kém nếu họ không tìm kiếm được nhà đầu tư và nếu nhà nước không thể vào cuộc thì các ngân hàng có thể xin trợ giúp từ EFSF.
Theo các nhà quan sát, lời kêu gọi của ông Barroso tập trung vào việc sớm cho ra đời ESM vào giữa năm 2012 thay thế EFSF hết hiệu lực vào năm 2013. Mặc dù ông Barroso không có quyền quyết định đối với các biện pháp này, song ý kiến của ông có trọng lượng và có thể buộc hai nền kinh tế lớn trong Khu vực đồng euro là Pháp và Đức phải thực hiện cam kết giữ ổn định cho Khu vực đồng euro mà họ đã công bố trước đó trong tháng này.
Bầu không khi ở châu Âu đã bớt "ngột ngạt" hơn sau khi các chính đảng có chân trong Quốc hội Slovakia ngày 12/10 nhất trí sẽ thông qua kế hoạch mở rộng qui mô EFSF trong cuộc bỏ phiếu lần hai, dự kiến vào ngày 14/10 tới.
Để có được sự đồng thuận này, chính phủ của Thủ tướng Iveta Radicova buộc phải chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 10/3/2012.
Slovakia là quốc gia duy nhất trong Khu vực đồng euro chưa thông qua những thay đổi liên quan đến EFSF, vốn sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực thông qua. Quốc hội Slovakia bác bỏ văn kiện quan trọng này trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/10.
Cũng trong ngày 12/10, Đức tuyên bố sẽ đơn phương áp thuế giao dịch trên thị trường tài chính nếu các nước EU khác không tán thành biện pháp này.
Phát biểu tại cuộc họp của đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble nói rõ sẽ là tốt hơn nếu thuế giao dịch tài chính được áp dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, quyết định này có thể được áp dụng ở cấp khu vực, thậm chí cấp quốc gia.
Thuế giao dịch tài chính là ý tưởng do các Thủ tướng Đức và Pháp đề xuất và sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 23/10 tới, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến được tổ chức ở Pháp trong các ngày từ 3-4/11 tới./.
Thừa nhận những nghi ngại và bất trắc liên quan đến tương lai của Hy Lạp sẽ phá hoại sự ổn định trong và ngoài Khu vực đồng euro, ông Barroso khẳng định đã đến lúc phải loại bỏ những nghi ngại này.
Theo người đứng đầu Cơ quan hành pháp EU, bất chấp những đảm bảo về cứu trợ đối với những nước gặp khó khăn về tài chính và sự can dự có giới hạn của khu vực tư nhân, "bệnh nợ công" vẫn có chiều hướng lây lan rộng.
Để chặn đứng chiều hướng này, châu Âu cần đưa ra những công cụ đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn, phát huy tối đa sức mạnh của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và đẩy nhanh việc cho ra đời Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM).
Ông Barroso cho rằng các chính phủ khu vực nên hỗ trợ các ngân hàng yếu kém nếu họ không tìm kiếm được nhà đầu tư và nếu nhà nước không thể vào cuộc thì các ngân hàng có thể xin trợ giúp từ EFSF.
Theo các nhà quan sát, lời kêu gọi của ông Barroso tập trung vào việc sớm cho ra đời ESM vào giữa năm 2012 thay thế EFSF hết hiệu lực vào năm 2013. Mặc dù ông Barroso không có quyền quyết định đối với các biện pháp này, song ý kiến của ông có trọng lượng và có thể buộc hai nền kinh tế lớn trong Khu vực đồng euro là Pháp và Đức phải thực hiện cam kết giữ ổn định cho Khu vực đồng euro mà họ đã công bố trước đó trong tháng này.
Bầu không khi ở châu Âu đã bớt "ngột ngạt" hơn sau khi các chính đảng có chân trong Quốc hội Slovakia ngày 12/10 nhất trí sẽ thông qua kế hoạch mở rộng qui mô EFSF trong cuộc bỏ phiếu lần hai, dự kiến vào ngày 14/10 tới.
Để có được sự đồng thuận này, chính phủ của Thủ tướng Iveta Radicova buộc phải chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 10/3/2012.
Slovakia là quốc gia duy nhất trong Khu vực đồng euro chưa thông qua những thay đổi liên quan đến EFSF, vốn sẽ có hiệu lực nếu được tất cả 17 nước thành viên khu vực thông qua. Quốc hội Slovakia bác bỏ văn kiện quan trọng này trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/10.
Cũng trong ngày 12/10, Đức tuyên bố sẽ đơn phương áp thuế giao dịch trên thị trường tài chính nếu các nước EU khác không tán thành biện pháp này.
Phát biểu tại cuộc họp của đảng Dân chủ Cơ đốc giáo, Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble nói rõ sẽ là tốt hơn nếu thuế giao dịch tài chính được áp dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, quyết định này có thể được áp dụng ở cấp khu vực, thậm chí cấp quốc gia.
Thuế giao dịch tài chính là ý tưởng do các Thủ tướng Đức và Pháp đề xuất và sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến vào ngày 23/10 tới, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20), dự kiến được tổ chức ở Pháp trong các ngày từ 3-4/11 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)