Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phục hồi cây đa Tân Trào - di tích lịch sử Quốc gia, với tổng vốn đầu tư gần 2,5 tỷ đồng, thời gian hoàn thành trong năm 2010.
Dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang làm chủ đầu tư; đơn vị tư vấn lập Dự án là Công ty cổ phần khảo sát thiết kế tỉnh Tuyên Quang.
Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ đầu tư biện pháp kỹ thuật để chống đổ, chống đỡ phần thân cây đang còn sống và bảo tồn nguyên trạng phần gốc không còn sống của cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bêtông, cột đỡ bằng thép ống D250mm ngoài bọc vật liệu tổng hợp giả thân cây, liên kết với thân cây bằng đai thép.
Ngoài ra, để tạo thêm tầng tán cho cây đa Tân Trào, dự án sẽ trồng bổ sung ba cây đa con mới cùng loài trên thân cây đa Tân Trào, vì hầu hết các cành của cây đa Tân Trào đã bị cắt bỏ do chết, chỉ còn duy nhất một cành còn sống.
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, mục đích của dự án là bảo tồn lâu dài cây đa Tân Trào để hình ảnh cây đa trường tồn với truyền thống cách mạng trên quê hương Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau.
Trong hơn một năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã trồng bổ sung thêm bảy cây đa con, bao gồm một cây trên thân và sáu cây xung quanh cây đa Tân Trào. Hiện tại các cây đa này đang phát triển khá tốt, lá to màu xanh thẫm, cây cao nhất cao 8m.
Cây đa Tân Trào thực ra gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà," mọc cách nhau khoảng 10m. Hơn 10 năm trước, "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” trước khi được Công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) cứu chữa bằng chế phẩm sinh học gần như chết khô, chỉ có cành hướng đông bắc còn sống nhưng lá không tốt tươi, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng.
Sau gần hai năm được cứu chữa, tại các vết tạo sẹo trên thân cây đa Tân Trào đã ra rễ mới đường kính 3-4cm, dài hơn 3m và chuẩn bị tiếp đất; trên cành còn lại của cây cũng bắt đầu ra những chồi mới.
Tuy nhiên, theo Hội nghị đánh giá kết quả chăm sóc và phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào vào tháng 7/2009, việc cứu chữa trên cũng chỉ có thể kéo dài sự sống và phần nào hạn chế tốc độ suy thoái của cây, vì cây đa Tân Trào đang biểu hiện già cỗi, suy thoái theo quy luật sinh tồn./.
Dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang làm chủ đầu tư; đơn vị tư vấn lập Dự án là Công ty cổ phần khảo sát thiết kế tỉnh Tuyên Quang.
Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ đầu tư biện pháp kỹ thuật để chống đổ, chống đỡ phần thân cây đang còn sống và bảo tồn nguyên trạng phần gốc không còn sống của cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bêtông, cột đỡ bằng thép ống D250mm ngoài bọc vật liệu tổng hợp giả thân cây, liên kết với thân cây bằng đai thép.
Ngoài ra, để tạo thêm tầng tán cho cây đa Tân Trào, dự án sẽ trồng bổ sung ba cây đa con mới cùng loài trên thân cây đa Tân Trào, vì hầu hết các cành của cây đa Tân Trào đã bị cắt bỏ do chết, chỉ còn duy nhất một cành còn sống.
Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, mục đích của dự án là bảo tồn lâu dài cây đa Tân Trào để hình ảnh cây đa trường tồn với truyền thống cách mạng trên quê hương Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau.
Trong hơn một năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã trồng bổ sung thêm bảy cây đa con, bao gồm một cây trên thân và sáu cây xung quanh cây đa Tân Trào. Hiện tại các cây đa này đang phát triển khá tốt, lá to màu xanh thẫm, cây cao nhất cao 8m.
Cây đa Tân Trào thực ra gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà," mọc cách nhau khoảng 10m. Hơn 10 năm trước, "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” trước khi được Công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) cứu chữa bằng chế phẩm sinh học gần như chết khô, chỉ có cành hướng đông bắc còn sống nhưng lá không tốt tươi, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng.
Sau gần hai năm được cứu chữa, tại các vết tạo sẹo trên thân cây đa Tân Trào đã ra rễ mới đường kính 3-4cm, dài hơn 3m và chuẩn bị tiếp đất; trên cành còn lại của cây cũng bắt đầu ra những chồi mới.
Tuy nhiên, theo Hội nghị đánh giá kết quả chăm sóc và phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào vào tháng 7/2009, việc cứu chữa trên cũng chỉ có thể kéo dài sự sống và phần nào hạn chế tốc độ suy thoái của cây, vì cây đa Tân Trào đang biểu hiện già cỗi, suy thoái theo quy luật sinh tồn./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)