Hà Nội: Người đi đường không cần xuất trình giấy phân công công việc

Tại thông báo số 577 của thành phố Hà Nội, người đi đường chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, kèm mẫu Giấy đi đường đã được ban hành kèm theo Công văn số 2434/UBND-KT.
Hà Nội: Người đi đường không cần xuất trình giấy phân công công việc ảnh 1Lực lượng chức năng kiểm tra các phương tiện lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi ban hành, văn bản 2562/UBND-KT nhằm giảm lượng người ra đường, tận dụng khoảng thời gian “vàng” để thực hiện truy vết, khoanh vùng các ổ dịch và các nguồn có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, do một số nội dung chưa được các cơ quan, đơn vị thống nhất cách hiểu dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

[Chính quyền cơ sở "căng mình" rà soát và cấp Giấy đi đường]

Trên cơ sở thực tiễn triển khai tại các địa bàn và tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp và qua phản ánh của các cơ quan truyền thông, ngày 10/8, UBND Thành phố làm rõ và yêu cầu thực hiện việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố theo thông báo hỏa tốc số 577/TB-UBND.

Người đi đường không cần xuất trình giấy phân công công việc

Theo thông báo hỏa tốc số 577/TB-UBND ngày 10/8 của Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) kèm theo Giấy đi đường (mẫu Giấy đi đường đã được ban hành kèm theo Công văn số 2434/UBND-KT ngày 29/7) mà không cần xuất trình lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm

Đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn Thành phố; Cơ quan ngoại giao, Tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc Thành phố: Người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch (như đã nêu tại Mục 2 và Mục 3 Công văn số 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021).

Hà Nội: Người đi đường không cần xuất trình giấy phân công công việc ảnh 2Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch đường Đào Tấn thời điểm 7 giờ 30 sáng, lưu lượng phương tiện qua đây rất đông khiên lực lượng chức năng vất vả xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn số 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021: Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch.

Doanh nghiệp cần có xác nhận tại địa phương phục vụ hậu kiểm

Mặc dù người đi đường không cần xuất trình các giấy tờ có xác nhận của phường, xã nhưng để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về giãn cách của các đơn vị trên địa bàn và tiến hành hậu kiểm khi cần thiết, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các yêu cầu và quy định về phòng chống dịch và gửi đến UBND cấp phường, xã để được xác nhận.

Việc xác nhận của UBND cấp phường, xã cần được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện

Thông báo hỏa tốc số 577/TB-UBND nêu rõ: Việc xác nhận của UBND cấp phường, xã cần được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, theo hình thức trực tuyến, thư điện tử hoặc qua đường bưu điện, đảm bảo không tập trung đông người tại trụ sở.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động cần bố trí nhiều lao động đến làm việc, UBND cấp phường, xã chủ động phối hợp, cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với đơn vị tại địa điểm để thống nhất phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng chống dịch và xác nhận danh sách người lao động cần lưu thông trên đường, làm cơ sở để Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động.

Yêu cầu UBND cấp quận, huyện, cấp phường, xã không được quy định phát sinh thêm các thủ tục, giấy tờ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân.

Các chốt kiểm soát triển khai linh hoạt, tránh ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch

 Thông báo hỏa tốc số 577/TB-UBND yêu cầu các lực lượng, các chốt kiểm soát thực hiện nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, giám sát và liên thông thông tin để phát hiện, nhắc nhở, kiến nghị xử lý các đơn vị cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng, không đúng mục đích trong thời gian giãn cách.

Hà Nội: Người đi đường không cần xuất trình giấy phân công công việc ảnh 3Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Yêu cầu các lực lượng thực hiện tốt, linh hoạt, tránh gây ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch và trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra thông báo số 577/TB-UBND  cũng đề nghị các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, trường hợp có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

Sáng 10/8 tại các chốt kiểm soát, lực lượng chức năng đã tăng cường việc kiểm soát giấy tờ đi đường mẫu mới theo quy định của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sáng 10/8 tại các chốt kiểm soát, lực lượng chức năng đã tăng cường việc kiểm soát giấy tờ đi đường mẫu mới theo quy định của Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch đường Đào Tấn thời điểm 7 giờ 30 sáng, lưu lượng phương tiện qua đây rất đông khiên lực lượng chức năng vất vả xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch đường Đào Tấn thời điểm 7 giờ 30 sáng, lưu lượng phương tiện qua đây rất đông khiên lực lượng chức năng vất vả xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài mẫu giấy đi đường theo quy định, người dân Hà Nội ra ngoài phải có thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài mẫu giấy đi đường theo quy định, người dân Hà Nội ra ngoài phải có thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, các phương tiện ôtô sẽ được hướng dẫn sang luồng riêng để đi qua, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ được hướng dẫn vào lối riêng để kiểm tra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, các phương tiện ôtô sẽ được hướng dẫn sang luồng riêng để đi qua, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ được hướng dẫn vào lối riêng để kiểm tra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo ghi nhận, đa số người dân đã chuẩn bị kịp các loại giấy tờ cần thiết để được đi đến nơi làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo ghi nhận, đa số người dân đã chuẩn bị kịp các loại giấy tờ cần thiết để được đi đến nơi làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó, vào tối 8/8, Hà Nội đã ra văn bản về việc siết chặt cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đó, vào tối 8/8, Hà Nội đã ra văn bản về việc siết chặt cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo đó, người đi đường xuất trình giấy đi đường theo mẫu Giấy đi đường đã được ban hành kèm theo căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo đó, người đi đường xuất trình giấy đi đường theo mẫu Giấy đi đường đã được ban hành kèm theo căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, vì trời đổ mưa lớn nên chốt kiểm soát này đã không dừng các phương tiện ôtô để tránh gây ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy nhiên, vì trời đổ mưa lớn nên chốt kiểm soát này đã không dừng các phương tiện ôtô để tránh gây ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong ngày thứ 2 Hà Nội thực hiện lệnh siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường, nhiều trường hợp được lực lượng chức năng nhắc nhở và yêu cầu quay đầu xe để bổ sung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong ngày thứ 2 Hà Nội thực hiện lệnh siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường, nhiều trường hợp được lực lượng chức năng nhắc nhở và yêu cầu quay đầu xe để bổ sung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Bùi Khánh Ly phải quay đầu xe vì chưa chuẩn bị kịp giấy tờ cần thiết để đến nơi làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Bùi Khánh Ly phải quay đầu xe vì chưa chuẩn bị kịp giấy tờ cần thiết để đến nơi làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân phản ứng mạnh với lực lượng chức năng vì phải qua nhiều chốt để kiểm tra giấy tờ rất mất thời gian. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân phản ứng mạnh với lực lượng chức năng vì phải qua nhiều chốt để kiểm tra giấy tờ rất mất thời gian. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại chốt kiểm soát thuộc phường Ngọc Khánh (43 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội) lực lượng chức năng cũng kiểm tra giấy đi đường hàng loạt trường hợp người dân khiến giao thông xảy ra ùn ứ vào giờ cao điểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại chốt kiểm soát thuộc phường Ngọc Khánh (43 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội) lực lượng chức năng cũng kiểm tra giấy đi đường hàng loạt trường hợp người dân khiến giao thông xảy ra ùn ứ vào giờ cao điểm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng liên tục kiểm tra từng trường hợp đi qua chốt kiểm soát. Người dân đều chấp hành việc kiểm tra giấy đi đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lực lượng chức năng liên tục kiểm tra từng trường hợp đi qua chốt kiểm soát. Người dân đều chấp hành việc kiểm tra giấy đi đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài việc kiểm tra giấy đi đường của từng trường hợp, lực lượng trực chốt đã nhắc nhở người dân bổ sung đầy đủ lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ trong giấy đi đường theo quy định mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài việc kiểm tra giấy đi đường của từng trường hợp, lực lượng trực chốt đã nhắc nhở người dân bổ sung đầy đủ lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ trong giấy đi đường theo quy định mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại chốt kiểm soát trên đường La Thành, lực lượng chức năng đã 'xả trạm' cho các phương tiện vì trời mưa để tránh trường hợp ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại chốt kiểm soát trên đường La Thành, lực lượng chức năng đã 'xả trạm' cho các phương tiện vì trời mưa để tránh trường hợp ùn tắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8/2021: Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục