Ngày 3/1, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra một nghiên cứu trong đó nhấn mạnh chống biến đổi khí hậu và bất bình đẳng là 2 nhân tố chủ chốt thúc đẩy phát triển châu Phi.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ) dẫn nghiên cứu của UNDP, cảnh báo trong xu thế phát triển chung toàn cầu hiện nay, bất bình đẳng và các điều kiện môi trường ngày càng tồi tệ sẽ tạo ra những trở ngại lớn đối với tiến bộ không chỉ ở châu Phi mà cả toàn cầu.
Những thách thức môi trường như ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí cùng với tác động của biến đổi khí hậu có thể làm giảm các chỉ số phát triển nguồn nhân lực liên quan đến thu nhập, y tế và giáo dục của châu Phi tới 12 - 50% vào giữa thế kỷ 21, tùy theo mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Trưởng ban quản lý Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Bà Helen Clark, cảnh báo những thành quả phát triển trong nhiều thập kỷ qua của châu lục Đen có thể bị đảo ngược nếu nguy cơ bất công xã hội ngày càng sâu sắc và châu lục này không giảm được các hiểm họa môi trường nghiêm trọng.
Những điều kiện môi trường biến đổi tồi tệ hơn có thể hạn chế châu Phi tiếp cận các nguồn năng lượng sống còn.
Hiện nay, hơn 90% người nghèo ở châu Phi chưa được tiếp cận nguồn nhiên liệu nấu ăn hiện đại, hơn 85% chưa được tiếp cận hoặc chỉ được tiếp cận rất hạn chế các điều kiện vệ sinh tiên tiến và hơn 60% chưa được sử dụng điện.
Biến đổi khí hậu cũng có thể tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp châu Phi, châu lục hiện đang mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Sản lượng ngô và lúa mì của các nước miền Nam châu Phi có thể giảm mạnh do biến đổi khí hậu vào năm 2030.
Bà Helen Clark kêu gọi các nước châu Phi thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp trao quyền và phản ánh các nhu cầu của những người bị tác động nặng nhất của suy thoái khí hậu và môi trường. Sự tham gia rộng rãi hơn của họ, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, vào tiến trình hoạch định chính sách cấp địa phương và quốc gia, sẽ góp phần quan trọng làm giảm bất công và các hiểm họa môi trường./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ) dẫn nghiên cứu của UNDP, cảnh báo trong xu thế phát triển chung toàn cầu hiện nay, bất bình đẳng và các điều kiện môi trường ngày càng tồi tệ sẽ tạo ra những trở ngại lớn đối với tiến bộ không chỉ ở châu Phi mà cả toàn cầu.
Những thách thức môi trường như ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí cùng với tác động của biến đổi khí hậu có thể làm giảm các chỉ số phát triển nguồn nhân lực liên quan đến thu nhập, y tế và giáo dục của châu Phi tới 12 - 50% vào giữa thế kỷ 21, tùy theo mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Trưởng ban quản lý Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Bà Helen Clark, cảnh báo những thành quả phát triển trong nhiều thập kỷ qua của châu lục Đen có thể bị đảo ngược nếu nguy cơ bất công xã hội ngày càng sâu sắc và châu lục này không giảm được các hiểm họa môi trường nghiêm trọng.
Những điều kiện môi trường biến đổi tồi tệ hơn có thể hạn chế châu Phi tiếp cận các nguồn năng lượng sống còn.
Hiện nay, hơn 90% người nghèo ở châu Phi chưa được tiếp cận nguồn nhiên liệu nấu ăn hiện đại, hơn 85% chưa được tiếp cận hoặc chỉ được tiếp cận rất hạn chế các điều kiện vệ sinh tiên tiến và hơn 60% chưa được sử dụng điện.
Biến đổi khí hậu cũng có thể tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp châu Phi, châu lục hiện đang mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Sản lượng ngô và lúa mì của các nước miền Nam châu Phi có thể giảm mạnh do biến đổi khí hậu vào năm 2030.
Bà Helen Clark kêu gọi các nước châu Phi thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp trao quyền và phản ánh các nhu cầu của những người bị tác động nặng nhất của suy thoái khí hậu và môi trường. Sự tham gia rộng rãi hơn của họ, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, vào tiến trình hoạch định chính sách cấp địa phương và quốc gia, sẽ góp phần quan trọng làm giảm bất công và các hiểm họa môi trường./.
(TTXVN/Vietnam+)