Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt-Lào, Đoàn kết-Hữu nghị” chính thức diễn ra ngày 23/4 tại Sơn La, là điểm nhấn trong “Năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào 2012.”
Hội nghị là dịp để các cơ quan của hai Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh có chung biên giới Việt-Lào tổng kết, đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai bên, tạo sự đồng thuận từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.
Triển vọng bền vững
Trong 35 năm qua, kể từ khi thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc, đi vào chiều sâu với nhiều kết quả quan trọng.
Nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác giữa hai nước đã được ký kết. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương của hai nước ngày càng được mở rộng và thiết thực.
Hàng loạt công trình, dự án đã và đang được gấp rút hoàn thành để chào mừng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào 2012.” Đó là Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào; Nhà máy Thủy điện Xekaman 3; Đường 2E; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hua Phan; Trường phổ thông trung học uang Namtha; Học viện Chính trị Hành chính Thà Ngòn (giai đoạn 2); Chiến lược hợp tác Việt-Lào tại hai tỉnh Xieng Khouang và Hua Phan; dự án sân Golf Long Thành tại Vientiane…
Nhận định về triển vọng hợp tác Việt Nam-Lào trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ được hai bên tiếp tục quan tâm đầu tư, coi đây là trọng tâm, số lượng lưu học sinh nhận mới theo Hiệp định hợp tác hàng năm của mỗi bên sẽ tăng 10% so với năm trước.
Hai nước tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 2-3 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020.
Hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa xã hội sẽ ngày càng phong phú, đa dạng và hiệu quả; những giá trị cao đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước sẽ được truyền bá sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân hiện nay và mai sau.
Đẩy mạnh hoạt động giám sát, đảm bảo hiệu quả của sự hợp tác
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng khẳng định: Giám sát việc thực hiện các Hiệp định hợp tác giữa hai nước có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường, củng cố mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển toàn diện thì càng phải đẩy mạnh hoạt động giám sát để đảm bảo hiệu quả của sự hợp tác.
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, thời gian qua mối quan hệ toàn diện giữa hai cơ quan lập pháp hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, không chỉ trên các mặt hợp tác song phương và đa phương, mà còn được thể hiện trên mảng công tác giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng cho biết: Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã tiến hành chương trình giám sát tổng thể; Giám sát việc thực hiện các điều ước song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 1991-2003; Giám sát chuyên đề việc thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2003-2008; Giám sát việc đào tạo du học sinh Lào tại Việt Nam.
Để hoàn thành chương trình giám sát này, Ủy ban Đối ngoại đã phối hợp với các ủy ban liên quan của Quốc hội Việt Nam, sớm xây dựng đề cương giám sát và thông báo Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào để cùng phối hợp.
Ủy ban Đối ngoại khóa XI và khóa XII đã tiến hành nhiều hoạt động như: thu nhập các điều ước song phương đã ký kết; làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan về tình hình hợp tác trong lĩnh vực có liên quan; tổ chức các đoàn công tác tới các địa phương có chung đường biên giới với Lào để khảo sát thực tế, thu nhập thông tin, số liệu…
Đồng thời, Ủy ban cũng phối hợp với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và một số cơ quan hữu quan khác của Lào, tổ chức đoàn giám sát một số dự án hợp tác đang triển khai tại Lào, tập trung vào các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng khóa XII của Quốc hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội Lào tổ chức giám sát về việc đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam. Hai bên đã thực hiện giám sát riêng trên lãnh thổ mỗi nước theo kế hoạch, đề cương giám sát chung.
Sau đó, hai đoàn tổ chức giám sát chung tại Việt Nam và xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát khảo sát tại một số cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giám sát thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng đề nghị: Hai bên cần xây dựng cơ chế giám sát và phối hợp giám sát thường xuyên; xây dựng cơ chế thông tin kịp thời, trao đổi ý kiến giữa hai Ủy ban Đối ngoại theo hướng nhanh chóng, thuận tiện và linh hoạt.
Ủy ban Đối ngoại của hai nước có kế hoạch phối hợp tốt trong việc tổ chức giám sát các dự án trong khuôn khổ Hiệp định đang được triển khai tại Lào, nhất là giám sát việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất từ kết quả giám sát hỗn hợp hai bên, từ đó phối hợp với các cơ quan hữu quan của hai nước giải quyết, khắc phục kịp thời những vướng mắc phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác Việt-Lào.
Thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phương hai bên biên giới
Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Lào, hơn nửa thế kỷ qua, tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã không ngừng tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đạt được kết quả rất tốt đẹp. Mối quan hệ hợp tác đó đã góp phần tăng cường và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, là điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào giữ vững ổn định và cùng phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La cho biết đến nay, tỉnh Sơn La có quan hệ hữu nghị và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với cả 8 tỉnh Bắc Lào gồm Hua Phan, Luang Phrabang, Oudomxay, Luang Namtha, Bokeo, Phongsali, Xieng Khouang và Sayabouly. 9 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã kết nghĩa và ký kết văn bản hợp tác với 9 huyện của các tỉnh Hua Phan, Luang Phrabang, Oudomxay và Bokeo.
Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào và các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ hai nước; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng hai nước, chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế-xã hội; bảo vệ và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.
Hai bên thường xuyên duy trì việc trao đổi thông tin, thăm hỏi lẫn nhau. Từ năm 2006-2011, đã có 239 đoàn với 2.260 lượt người của tỉnh Sơn La sang thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, có 259 đoàn với 2.952 lượt người của các tỉnh Bắc Lào sang thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La.
Hàng năm, nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm trọng đại, hai bên đều gửi thư chúc mừng, cử các đoàn đại biểu sang tham dự lễ kỷ niệm và tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặt biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Trên cơ sở truyền thống quan hệ đoàn kết hữu nghị tốt đẹp, hai tỉnh kết nghĩa Xieng Khouang và Nghệ An đã cùng nhau xây dựng đường biên giới hữu nghị, nhân dân hai bên thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp nhau phát triển sản xuất như anh em, đồng thời cùng nhau phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là buôn bán ma túy, buôn lậu.
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Xieng Khouang Buonton Chanthapphone chia sẻ hai Chính phủ đã cùng nhau hợp tác và xây dựng dự án phát triển dọc biên giới Xieng Khouang với ba trọng điểm Nặm Ngạt- Khăng Viêng- Mương Mọc; Nặm Xiểm (huyện Phaxay) và Sẳn Luổng.
Kết quả của dự án ba trọng điểm này sẽ giúp khu vực miền núi tỉnh Xieng Khouang phát triển ổn định, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện./.
Hội nghị là dịp để các cơ quan của hai Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh có chung biên giới Việt-Lào tổng kết, đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai bên, tạo sự đồng thuận từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.
Triển vọng bền vững
Trong 35 năm qua, kể từ khi thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc, đi vào chiều sâu với nhiều kết quả quan trọng.
Nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác giữa hai nước đã được ký kết. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương của hai nước ngày càng được mở rộng và thiết thực.
Hàng loạt công trình, dự án đã và đang được gấp rút hoàn thành để chào mừng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào 2012.” Đó là Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào; Nhà máy Thủy điện Xekaman 3; Đường 2E; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hua Phan; Trường phổ thông trung học uang Namtha; Học viện Chính trị Hành chính Thà Ngòn (giai đoạn 2); Chiến lược hợp tác Việt-Lào tại hai tỉnh Xieng Khouang và Hua Phan; dự án sân Golf Long Thành tại Vientiane…
Nhận định về triển vọng hợp tác Việt Nam-Lào trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ được hai bên tiếp tục quan tâm đầu tư, coi đây là trọng tâm, số lượng lưu học sinh nhận mới theo Hiệp định hợp tác hàng năm của mỗi bên sẽ tăng 10% so với năm trước.
Hai nước tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 2-3 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020.
Hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa xã hội sẽ ngày càng phong phú, đa dạng và hiệu quả; những giá trị cao đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước sẽ được truyền bá sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân hiện nay và mai sau.
Đẩy mạnh hoạt động giám sát, đảm bảo hiệu quả của sự hợp tác
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng khẳng định: Giám sát việc thực hiện các Hiệp định hợp tác giữa hai nước có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường, củng cố mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển toàn diện thì càng phải đẩy mạnh hoạt động giám sát để đảm bảo hiệu quả của sự hợp tác.
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, thời gian qua mối quan hệ toàn diện giữa hai cơ quan lập pháp hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, không chỉ trên các mặt hợp tác song phương và đa phương, mà còn được thể hiện trên mảng công tác giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng cho biết: Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã tiến hành chương trình giám sát tổng thể; Giám sát việc thực hiện các điều ước song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 1991-2003; Giám sát chuyên đề việc thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2003-2008; Giám sát việc đào tạo du học sinh Lào tại Việt Nam.
Để hoàn thành chương trình giám sát này, Ủy ban Đối ngoại đã phối hợp với các ủy ban liên quan của Quốc hội Việt Nam, sớm xây dựng đề cương giám sát và thông báo Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào để cùng phối hợp.
Ủy ban Đối ngoại khóa XI và khóa XII đã tiến hành nhiều hoạt động như: thu nhập các điều ước song phương đã ký kết; làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan về tình hình hợp tác trong lĩnh vực có liên quan; tổ chức các đoàn công tác tới các địa phương có chung đường biên giới với Lào để khảo sát thực tế, thu nhập thông tin, số liệu…
Đồng thời, Ủy ban cũng phối hợp với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và một số cơ quan hữu quan khác của Lào, tổ chức đoàn giám sát một số dự án hợp tác đang triển khai tại Lào, tập trung vào các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng khóa XII của Quốc hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội Lào tổ chức giám sát về việc đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam. Hai bên đã thực hiện giám sát riêng trên lãnh thổ mỗi nước theo kế hoạch, đề cương giám sát chung.
Sau đó, hai đoàn tổ chức giám sát chung tại Việt Nam và xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát khảo sát tại một số cơ sở đào tạo lưu học sinh Lào ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giám sát thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng đề nghị: Hai bên cần xây dựng cơ chế giám sát và phối hợp giám sát thường xuyên; xây dựng cơ chế thông tin kịp thời, trao đổi ý kiến giữa hai Ủy ban Đối ngoại theo hướng nhanh chóng, thuận tiện và linh hoạt.
Ủy ban Đối ngoại của hai nước có kế hoạch phối hợp tốt trong việc tổ chức giám sát các dự án trong khuôn khổ Hiệp định đang được triển khai tại Lào, nhất là giám sát việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất từ kết quả giám sát hỗn hợp hai bên, từ đó phối hợp với các cơ quan hữu quan của hai nước giải quyết, khắc phục kịp thời những vướng mắc phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác Việt-Lào.
Thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phương hai bên biên giới
Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Lào, hơn nửa thế kỷ qua, tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã không ngừng tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đạt được kết quả rất tốt đẹp. Mối quan hệ hợp tác đó đã góp phần tăng cường và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, là điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào giữ vững ổn định và cùng phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La cho biết đến nay, tỉnh Sơn La có quan hệ hữu nghị và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với cả 8 tỉnh Bắc Lào gồm Hua Phan, Luang Phrabang, Oudomxay, Luang Namtha, Bokeo, Phongsali, Xieng Khouang và Sayabouly. 9 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã kết nghĩa và ký kết văn bản hợp tác với 9 huyện của các tỉnh Hua Phan, Luang Phrabang, Oudomxay và Bokeo.
Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào và các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ hai nước; cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng hai nước, chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế-xã hội; bảo vệ và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.
Hai bên thường xuyên duy trì việc trao đổi thông tin, thăm hỏi lẫn nhau. Từ năm 2006-2011, đã có 239 đoàn với 2.260 lượt người của tỉnh Sơn La sang thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, có 259 đoàn với 2.952 lượt người của các tỉnh Bắc Lào sang thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La.
Hàng năm, nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm trọng đại, hai bên đều gửi thư chúc mừng, cử các đoàn đại biểu sang tham dự lễ kỷ niệm và tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặt biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Trên cơ sở truyền thống quan hệ đoàn kết hữu nghị tốt đẹp, hai tỉnh kết nghĩa Xieng Khouang và Nghệ An đã cùng nhau xây dựng đường biên giới hữu nghị, nhân dân hai bên thường xuyên qua lại thăm hỏi, giúp nhau phát triển sản xuất như anh em, đồng thời cùng nhau phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là buôn bán ma túy, buôn lậu.
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Xieng Khouang Buonton Chanthapphone chia sẻ hai Chính phủ đã cùng nhau hợp tác và xây dựng dự án phát triển dọc biên giới Xieng Khouang với ba trọng điểm Nặm Ngạt- Khăng Viêng- Mương Mọc; Nặm Xiểm (huyện Phaxay) và Sẳn Luổng.
Kết quả của dự án ba trọng điểm này sẽ giúp khu vực miền núi tỉnh Xieng Khouang phát triển ổn định, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)