Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 10/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nước thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình tái cơ cấu nợ để đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Nghiên cứu mới nhất của IMF về “Xử lý nợ của các hộ gia đình” cảnh báo rằng nợ các hộ gia đình càng lớn trong thời kỳ bùng nổ phát triển, hậu quả suy thoái càng nghiêm trọng và phục hồi kinh tế càng khó khăn.
Nợ của các hộ gia đình phối hợp với giá nhà giảm sẽ làm tăng sự nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế tài chính, khiến các hoạt động kinh tế bị suy giảm kéo dài ít nhất 5 năm và tiêu dùng của các hộ gia đình cũng giảm ít nhất bốn lần.
Nghiên cứu nhấn mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ thiết yếu để ngăn chặn sự suy giảm các hoạt động kinh tế trong các giai đoạn khủng hoảng nợ của các hộ gia đình.
Nới lỏng tiền tệ trong các nền kinh tế Bắc Âu đã giúp tránh được sự phá sản của các hộ gia đình. Chuyển giao tài chính cho các hộ gia đình thông qua hệ thống an sinh xã hội có thể giúp làm tăng thu nhập của các hộ gia đình và tăng cường khả năng trả nợ của họ.
Tuy nhiên, các kích thích kinh tế vĩ mô cũng có giới hạn vì lãi suất danh nghĩa cũng chỉ có thể giảm đến không và nợ công cao hạn chế quy mô chuyển giao tài chính.
Nghiên cứu của IMF nêu rõ rằng các chính sách táo bạo nhằm giảm nợ của các hộ gia đình có thể là biện pháp hiệu quả làm giảm tác động tiêu cực của hiện trạng tiêu dùng của các hộ gia đình suy giảm đối với các hoạt động kinh tế.
Chính sách này đặc biệt thích hợp với các nền kinh tế có quy mô hạn chế trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng. Các chương trình tái cơ cấu nợ táo bạo và được thiết kế tốt có thể giúp ngăn chặn vòng xoáy giá nhà giảm và nhu cầu thấp./.
Nghiên cứu mới nhất của IMF về “Xử lý nợ của các hộ gia đình” cảnh báo rằng nợ các hộ gia đình càng lớn trong thời kỳ bùng nổ phát triển, hậu quả suy thoái càng nghiêm trọng và phục hồi kinh tế càng khó khăn.
Nợ của các hộ gia đình phối hợp với giá nhà giảm sẽ làm tăng sự nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế tài chính, khiến các hoạt động kinh tế bị suy giảm kéo dài ít nhất 5 năm và tiêu dùng của các hộ gia đình cũng giảm ít nhất bốn lần.
Nghiên cứu nhấn mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ thiết yếu để ngăn chặn sự suy giảm các hoạt động kinh tế trong các giai đoạn khủng hoảng nợ của các hộ gia đình.
Nới lỏng tiền tệ trong các nền kinh tế Bắc Âu đã giúp tránh được sự phá sản của các hộ gia đình. Chuyển giao tài chính cho các hộ gia đình thông qua hệ thống an sinh xã hội có thể giúp làm tăng thu nhập của các hộ gia đình và tăng cường khả năng trả nợ của họ.
Tuy nhiên, các kích thích kinh tế vĩ mô cũng có giới hạn vì lãi suất danh nghĩa cũng chỉ có thể giảm đến không và nợ công cao hạn chế quy mô chuyển giao tài chính.
Nghiên cứu của IMF nêu rõ rằng các chính sách táo bạo nhằm giảm nợ của các hộ gia đình có thể là biện pháp hiệu quả làm giảm tác động tiêu cực của hiện trạng tiêu dùng của các hộ gia đình suy giảm đối với các hoạt động kinh tế.
Chính sách này đặc biệt thích hợp với các nền kinh tế có quy mô hạn chế trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng. Các chương trình tái cơ cấu nợ táo bạo và được thiết kế tốt có thể giúp ngăn chặn vòng xoáy giá nhà giảm và nhu cầu thấp./.
(TTXVN)