Đảng Dân chủ của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đứng đầu liên minh 6 đảng cầm quyền hiện nay đang tiếp tục gặp khó khăn và ở thế bất lợi trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2014, khi sự tín nhiệm và ủng hộ của cử trị bị giảm sút vì kết quả điều hành đất nước và tình trạng tham nhũng không được cải thiện như mong muốn.
Tổng thống Yudhoyono trong nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của mình (2009-2014), đã hết sức cố gắng thúc đẩy bộ máy điều hành, quản lý nhà nước của mình nâng cao hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu chính trị-kinh tế-xã hội đã đề ra.
Ông đã để lại những dấu ấn - nền tảng trong phát triển cho chính phủ kế nhiệm bước vào giai đoạn mới rất quan trọng của đất nước “Vạn Đảo” trong quá trình xây dựng và khẳng định vị trí cũng như vai trò một cường quốc của mình trong thế kỷ 21.
Uy tín của Tổng thống Yudhoyono trên cương vị nguyên thủ quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Đảng Dân chủ do ông làm Chủ tịch cũng như sự tín nhiệm của người dân dành cho đảng này.
Chính vì vậy, kết quả thăm dò dư luận về hiệu qủa hoạt động của chính phủ do Viện Pol-Tracking Institute tiến hành, vừa được công bố ngày 20/10, đã càng cho thấy rõ tình thế khó khăn của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử lập pháp và bầu cử tổng thống trong năm tới.
Theo thăm dò của Viện Pol-Tracking Institute tại tất cà 33 tỉnh trong cả nước của Indonesia về 5 lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh, luật pháp và kinh tế, chỉ khoảng 40% số người được hỏi ý kiến tỏ ý hài lòng với kết quả hoạt động của Chính phủ, trong khi có tới 59,5% có quan điểm ngược lại.
Số này cho rằng Chính phủ của Tổng thống Yudhoyono đã không đạt được tiến bộ đáng kể nào kể từ khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai ngày 20/10/2009, khi để xẩy ra tình trạng giá cả gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, chi phí y tế và giáo dục quá cao đối với người nghèo và người có thu nhập thấp.
Tỷ lệ hài lỏng nói trên đã giảm từ mức 54,5% trong cuộc thăm dò hồi tháng 4 do tờ Kompas có số lượng phát hành lớn nhất và trên khắp cả nước ở Indonesia, tiến hành, và 51% trong cuộc thăm dò hồi tháng Sáu do Viện nghiên cứu quốc gia (LSN) thực hiện.
Giám đốc Viện Pol-Tracking Institute, Hanta Yuda nhận xét rằng khó khăn của Tổng thống Yudhoyono và Đảng Dân chủ của ông trở nên gay gắt hơn bởi thời gian còn lại cho đến cuộc tổng tuyển cử không còn nhiều để có thể thực hiện được một điều gì hay đạt được một thành tựu gì đột biến.
Thực tế là 55% nội các, hay 19 trong tổng số 34 bộ trưởng, là thành viên của 5 chính đảng khác trong liên minh cầm quyền, mà phần lớn trong số đó bị công luận chỉ trích là thiếu tinh thần trách nhiệm, có dấu hiệu tham nhũng, không đủ năng lực hay có vấn đề về đạo đức, nhất là các đai diên từ hai đảng Hồi giáo Công lý Thịnh vượng (PKS) và Thức tỉnh Dân tộc (PKB).
Đặc biệt có tới 70, 9% số người được hỏi ý kiến nói rằng họ không hài lòng với các chính sách kinh tế của Chính phủ liên minh.
Phản ứng về kết quả nói trên, Phát ngôn viên của Tổng thống, Julian Aldrin Pasha thừa nhận chính phủ không phải là hoàn hảo, các cuộc thăm dò chắc chắn sẽ hữu ích để nâng cao hơn nữa những nỗ lực để cải thiện hiệu suất của chính phủ trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.
Song ông Julian Aldrin Pasha lưu ý các phương tiện truyền thông cần trung thực, công bằng trong thông tin, bởi có rất nhiều chương trình của chính phủ đạt kết quả khả quan hay thành công.
Trong một động thái liên quan, giới quan sát cũng đã chỉ ra một khó khăn khác của Đảng Dân chủ là lựa chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Một cuộc thăm dò mới nhất các nhân vật có tên tuổi ngoài và trong Đảng Dân chủ cho thấy có tới 72% cho rằng hiện tại trong số 10 ứng cử viên do Ủy ban Bầu cử của Đảng Dân chủ lựa chọn ra tranh cử làm đại diện duy nhất của đảng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới thì ông Dahlan Iskan, Bộ Trưởng Doanh nghiệp nhà nước là người xứng đáng nhất về mọi khía cạnh, bỏ xa các ứng cử viên còn lại ở phía sau.
Song trong tất cả các cuộc thăm dò dư luận cho đến nay, ông này đều không nằm trong tốp 3 người được cử tri tín nhiệm nhất, với tỷ lệ ủng hộ thấp hơn rất nhiều so với các nhân vật nổi trội của các đảng khác, trong đó có cả hai đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ Indonesia-Đấu tranh (PDI-P) và Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerindra)./.
Tổng thống Yudhoyono trong nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của mình (2009-2014), đã hết sức cố gắng thúc đẩy bộ máy điều hành, quản lý nhà nước của mình nâng cao hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu chính trị-kinh tế-xã hội đã đề ra.
Ông đã để lại những dấu ấn - nền tảng trong phát triển cho chính phủ kế nhiệm bước vào giai đoạn mới rất quan trọng của đất nước “Vạn Đảo” trong quá trình xây dựng và khẳng định vị trí cũng như vai trò một cường quốc của mình trong thế kỷ 21.
Uy tín của Tổng thống Yudhoyono trên cương vị nguyên thủ quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Đảng Dân chủ do ông làm Chủ tịch cũng như sự tín nhiệm của người dân dành cho đảng này.
Chính vì vậy, kết quả thăm dò dư luận về hiệu qủa hoạt động của chính phủ do Viện Pol-Tracking Institute tiến hành, vừa được công bố ngày 20/10, đã càng cho thấy rõ tình thế khó khăn của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử lập pháp và bầu cử tổng thống trong năm tới.
Theo thăm dò của Viện Pol-Tracking Institute tại tất cà 33 tỉnh trong cả nước của Indonesia về 5 lĩnh vực giáo dục, y tế, an ninh, luật pháp và kinh tế, chỉ khoảng 40% số người được hỏi ý kiến tỏ ý hài lòng với kết quả hoạt động của Chính phủ, trong khi có tới 59,5% có quan điểm ngược lại.
Số này cho rằng Chính phủ của Tổng thống Yudhoyono đã không đạt được tiến bộ đáng kể nào kể từ khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai ngày 20/10/2009, khi để xẩy ra tình trạng giá cả gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, chi phí y tế và giáo dục quá cao đối với người nghèo và người có thu nhập thấp.
Tỷ lệ hài lỏng nói trên đã giảm từ mức 54,5% trong cuộc thăm dò hồi tháng 4 do tờ Kompas có số lượng phát hành lớn nhất và trên khắp cả nước ở Indonesia, tiến hành, và 51% trong cuộc thăm dò hồi tháng Sáu do Viện nghiên cứu quốc gia (LSN) thực hiện.
Giám đốc Viện Pol-Tracking Institute, Hanta Yuda nhận xét rằng khó khăn của Tổng thống Yudhoyono và Đảng Dân chủ của ông trở nên gay gắt hơn bởi thời gian còn lại cho đến cuộc tổng tuyển cử không còn nhiều để có thể thực hiện được một điều gì hay đạt được một thành tựu gì đột biến.
Thực tế là 55% nội các, hay 19 trong tổng số 34 bộ trưởng, là thành viên của 5 chính đảng khác trong liên minh cầm quyền, mà phần lớn trong số đó bị công luận chỉ trích là thiếu tinh thần trách nhiệm, có dấu hiệu tham nhũng, không đủ năng lực hay có vấn đề về đạo đức, nhất là các đai diên từ hai đảng Hồi giáo Công lý Thịnh vượng (PKS) và Thức tỉnh Dân tộc (PKB).
Đặc biệt có tới 70, 9% số người được hỏi ý kiến nói rằng họ không hài lòng với các chính sách kinh tế của Chính phủ liên minh.
Phản ứng về kết quả nói trên, Phát ngôn viên của Tổng thống, Julian Aldrin Pasha thừa nhận chính phủ không phải là hoàn hảo, các cuộc thăm dò chắc chắn sẽ hữu ích để nâng cao hơn nữa những nỗ lực để cải thiện hiệu suất của chính phủ trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.
Song ông Julian Aldrin Pasha lưu ý các phương tiện truyền thông cần trung thực, công bằng trong thông tin, bởi có rất nhiều chương trình của chính phủ đạt kết quả khả quan hay thành công.
Trong một động thái liên quan, giới quan sát cũng đã chỉ ra một khó khăn khác của Đảng Dân chủ là lựa chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Một cuộc thăm dò mới nhất các nhân vật có tên tuổi ngoài và trong Đảng Dân chủ cho thấy có tới 72% cho rằng hiện tại trong số 10 ứng cử viên do Ủy ban Bầu cử của Đảng Dân chủ lựa chọn ra tranh cử làm đại diện duy nhất của đảng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới thì ông Dahlan Iskan, Bộ Trưởng Doanh nghiệp nhà nước là người xứng đáng nhất về mọi khía cạnh, bỏ xa các ứng cử viên còn lại ở phía sau.
Song trong tất cả các cuộc thăm dò dư luận cho đến nay, ông này đều không nằm trong tốp 3 người được cử tri tín nhiệm nhất, với tỷ lệ ủng hộ thấp hơn rất nhiều so với các nhân vật nổi trội của các đảng khác, trong đó có cả hai đảng đối lập lớn nhất là Đảng Dân chủ Indonesia-Đấu tranh (PDI-P) và Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerindra)./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)