Indonesia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ cuối tháng 2

Ngày 16/6, Indonesia ghi nhận thêm 9.944 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 22/2, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.937.652 ca.
Indonesia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ cuối tháng 2 ảnh 1Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 16/6, Indonesia ghi nhận thêm 9.944 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 22/2, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.937.652 ca.

Quốc gia Đông Nam Á này cũng ghi nhận thêm 196 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 53.476 ca. 

Cùng ngày, Mông Cổ cũng ghi nhận 2.395 ca mắc mới, mức cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này. Như vậy, ngày 16/6 là ngày thứ bảy liên tiếp, số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Mông Cổ cao kỷ lục, nâng tổng số ca bệnh lên 83.128 ca, trong đó có 403 ca tử vong (sau khi có thêm 9 ca mới).

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ cuối tháng 2 đến nay, 1.667.800 người ở Mông Cổ đã được tiêm phòng COVID-19. Mông Cổ đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 60% dân số nước này. 

[Dịch COVID-19: Lào bắt đầu đợt tiêm vaccine vòng hai]

Trong khi đó, giới chức bang New South Wales của Australia ngày 16/6 cho biết một ca lây nhiễm trong cộng đồng đã được ghi nhận ở Sydney - thành phố đông dân nhất Australia. Đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên tại bang này trong hơn 1 tháng qua, làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm mới. 

Chính quyền bang New South Wales cho biết hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào người đàn ông ở tuổi 60 sinh sống ở  Sydney bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và đang gấp rút xác định nguồn lây nhiễm.

Chính quyền bang cảnh báo người này gần đây đã tới rạp chiếu phim, hơn 1 chục quán cafe và cửa hàng ở ngoại ô phía Đông thủ đô Sydney./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.