Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31 với chủ đề "Một ngày mới của những người làm truyền hình," ngày hội lớn nhất trong năm của ngành truyền hình Việt Nam đã khai mạc tối 18/12 tại Nhà hát Trưng Vương thành phố Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham gia buổi lễ khai mạc và phát biểu chúc mừng những người làm truyền hình cả nước.
Tham dự Liên hoan có gần 700 tác phẩm của gần 100 đơn vị dự thi, trong đó có 12 đơn vị tư nhân lần đầu tiên tham gia Liên hoan với tư cách đơn vị độc lập.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thành tựu mà ngành truyền hình Việt Nam đã đạt được thời gian qua.
Phó Thủ tướng nêu rõ trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của báo chí nói chung và ngành truyền hình nói riêng mang một ý nghĩa quan trọng. Truyền hình Việt Nam đã và đang phát triển nhưng cần phải nỗ lực hơn nữa để sự phát triển ấy vừa mạnh mẽ vừa bền vững, đúng định hướng và phát huy hiệu quả thông tin ở mức cao nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị làm truyền hình trên cả nước phải nhận thức sâu sắc vai trò của mình, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới công nghệ kỹ thuật truyền hình, tăng cường mở rộng, hợp tác quốc tế, sử dụng làn sóng truyền hình, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời chủ động tham gia đấu tranh, chống lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch...
Ý tưởng xuyên suốt của lễ khai mạc là “một ngày mới của những người làm truyền hình” với những cảm xúc vui tươi, hứng khởi, nhưng cũng không thiếu những thách thức mới. Khi khán giả trên khắp cả nước từ thành phố, đến các vùng nông thôn, vùng biển, vùng núi cao chọn cách bắt đầu một ngày mới bằng những chương trình truyền hình đầy ắp thông tin, cũng là lúc những người làm truyền hình từ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã bắt đầu một guồng quay công việc mới trong trường quay, cũng như trên mọi nẻo đường đất nước. Với cách tiếp cận ấy, phóng sự mở đầu lễ khai mạc mang chủ đề “một ngày mới bắt đầu” được thực hiện công phu, giàu cảm xúc và ý tưởng.
So với kỳ liên hoan lần thứ 30 năm 2010, liên hoan năm nay có điểm mới đáng chú ý là sự thay đổi về mặt thể loại. Chương trình sân khấu và chương trình quảng bá không đưa vào nội dung liên hoan lần này, phim tài liệu và phóng sự dài thay vì đứng riêng thể loại, năm nay được gom chung vào một thể loại Phim tài liệu-phóng sự.
Đáng chú ý hơn cả trong sự thay đổi này chính là sự trở lại của thể loại giao lưu-đối thoại-tọa đàm vốn quen thuộc trong nhiều Liên hoan trước nhưng không góp mặt trong những kỳ liên hoan gần đây.
Như vậy, Liên hoan năm nay chỉ còn 8 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu và phóng sự, phóng sự ngắn, các chương trình chuyên đề và khoa giáo, giao lưu-đối thoại-tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, các chương trình ca nhạc và phim truyện truyền hình.
Một điểm mới đáng chú ý tại liên hoan năm nay là mở rộng đối tượng dự thi. Nếu như ở kỳ liên hoan trước, các đơn vị ngoài khu vực nhà nước có sản xuất các chương trình truyền hình được tham dự liên hoan, nhưng phải đăng ký theo đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình phát sóng, thì năm nay các đơn vị này có thể tham gia liên hoan như các đơn vị độc lập, miễn là có giấy xác nhận chương trình phát sóng kèm theo.
Nằm trong khuôn khổ liên hoan, sẽ diễn ra 3 cuộc hội thảo trao đổi nghiệp vụ với các chủ đề: Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình truyền hình; Định hướng phát triển kỹ thuật ngành; Phối hợp sản xuất trang địa phương và hợp tác trao đổi chương trình giữa VTV và các đài. Đặc biệt, một diễn đàn về tuyên truyền bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cũng sẽ được tổ chức tại Hội An. Bên cạnh đó là Triển lãm kỹ thuật truyền hình và triển lãm ảnh về hoạt động của ngành truyền hình cả nước.
Phần lớn các hoạt động của Liên hoan như chấm thi, triển lãm, hội thảo đều diễn ra tại Cung Thể thao Tiên Sơn thành phố Đà Nẵng. Công tác chấm thi các tác phẩm tham dự cũng đã được chính thức khởi động từ ngày 16/12 (trừ thể loại phim truyện truyền hình được tổ chức chấm sớm từ trước).
Hàng ngày, tại khu vực diễn ra Liên hoan, Ban tổ chức dành riêng một khu vực để khán giả có thể theo dõi các tác phẩm dự thi được Ban giám khảo đánh giá cao sau mỗi ngày chấm. Sau 35 năm thành lập và tham dự liên hoan nhiều kỳ, đây là lần đầu tiên VTV Đà Nẵng đăng cai tổ chức.
Liên hoan kết thúc vào ngày 21/12./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham gia buổi lễ khai mạc và phát biểu chúc mừng những người làm truyền hình cả nước.
Tham dự Liên hoan có gần 700 tác phẩm của gần 100 đơn vị dự thi, trong đó có 12 đơn vị tư nhân lần đầu tiên tham gia Liên hoan với tư cách đơn vị độc lập.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thành tựu mà ngành truyền hình Việt Nam đã đạt được thời gian qua.
Phó Thủ tướng nêu rõ trong công cuộc phát triển kinh tế nước nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của báo chí nói chung và ngành truyền hình nói riêng mang một ý nghĩa quan trọng. Truyền hình Việt Nam đã và đang phát triển nhưng cần phải nỗ lực hơn nữa để sự phát triển ấy vừa mạnh mẽ vừa bền vững, đúng định hướng và phát huy hiệu quả thông tin ở mức cao nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị làm truyền hình trên cả nước phải nhận thức sâu sắc vai trò của mình, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới công nghệ kỹ thuật truyền hình, tăng cường mở rộng, hợp tác quốc tế, sử dụng làn sóng truyền hình, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời chủ động tham gia đấu tranh, chống lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch...
Ý tưởng xuyên suốt của lễ khai mạc là “một ngày mới của những người làm truyền hình” với những cảm xúc vui tươi, hứng khởi, nhưng cũng không thiếu những thách thức mới. Khi khán giả trên khắp cả nước từ thành phố, đến các vùng nông thôn, vùng biển, vùng núi cao chọn cách bắt đầu một ngày mới bằng những chương trình truyền hình đầy ắp thông tin, cũng là lúc những người làm truyền hình từ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã bắt đầu một guồng quay công việc mới trong trường quay, cũng như trên mọi nẻo đường đất nước. Với cách tiếp cận ấy, phóng sự mở đầu lễ khai mạc mang chủ đề “một ngày mới bắt đầu” được thực hiện công phu, giàu cảm xúc và ý tưởng.
So với kỳ liên hoan lần thứ 30 năm 2010, liên hoan năm nay có điểm mới đáng chú ý là sự thay đổi về mặt thể loại. Chương trình sân khấu và chương trình quảng bá không đưa vào nội dung liên hoan lần này, phim tài liệu và phóng sự dài thay vì đứng riêng thể loại, năm nay được gom chung vào một thể loại Phim tài liệu-phóng sự.
Đáng chú ý hơn cả trong sự thay đổi này chính là sự trở lại của thể loại giao lưu-đối thoại-tọa đàm vốn quen thuộc trong nhiều Liên hoan trước nhưng không góp mặt trong những kỳ liên hoan gần đây.
Như vậy, Liên hoan năm nay chỉ còn 8 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu và phóng sự, phóng sự ngắn, các chương trình chuyên đề và khoa giáo, giao lưu-đối thoại-tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, các chương trình ca nhạc và phim truyện truyền hình.
Một điểm mới đáng chú ý tại liên hoan năm nay là mở rộng đối tượng dự thi. Nếu như ở kỳ liên hoan trước, các đơn vị ngoài khu vực nhà nước có sản xuất các chương trình truyền hình được tham dự liên hoan, nhưng phải đăng ký theo đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình phát sóng, thì năm nay các đơn vị này có thể tham gia liên hoan như các đơn vị độc lập, miễn là có giấy xác nhận chương trình phát sóng kèm theo.
Nằm trong khuôn khổ liên hoan, sẽ diễn ra 3 cuộc hội thảo trao đổi nghiệp vụ với các chủ đề: Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình truyền hình; Định hướng phát triển kỹ thuật ngành; Phối hợp sản xuất trang địa phương và hợp tác trao đổi chương trình giữa VTV và các đài. Đặc biệt, một diễn đàn về tuyên truyền bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cũng sẽ được tổ chức tại Hội An. Bên cạnh đó là Triển lãm kỹ thuật truyền hình và triển lãm ảnh về hoạt động của ngành truyền hình cả nước.
Phần lớn các hoạt động của Liên hoan như chấm thi, triển lãm, hội thảo đều diễn ra tại Cung Thể thao Tiên Sơn thành phố Đà Nẵng. Công tác chấm thi các tác phẩm tham dự cũng đã được chính thức khởi động từ ngày 16/12 (trừ thể loại phim truyện truyền hình được tổ chức chấm sớm từ trước).
Hàng ngày, tại khu vực diễn ra Liên hoan, Ban tổ chức dành riêng một khu vực để khán giả có thể theo dõi các tác phẩm dự thi được Ban giám khảo đánh giá cao sau mỗi ngày chấm. Sau 35 năm thành lập và tham dự liên hoan nhiều kỳ, đây là lần đầu tiên VTV Đà Nẵng đăng cai tổ chức.
Liên hoan kết thúc vào ngày 21/12./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)