Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 17/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Nội dung quan trọng này được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Gần 7 triệu lượt ý kiến nhân dân góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày cho biết tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) bao gồm 14 chương và 192 điều, so với Luật đất đai năm 2003, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) tăng thêm 6 chương và 46 điều.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc tại phiên họp thứ 13 và 14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến nhân dân có 14 chương, 206 điều, tăng 14 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, đã luật hóa các quy định áp dụng ổn định trong thực tiễn, bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc sử dụng đất, người sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất; người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất; quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính về đất đai, giá đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai; giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Sau 2 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân (từ ngày 1/2/2013 đến ngày 31/3/2013), tổng hợp báo cáo ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, các tổ chức và cá nhân cho thấy có 6.958.848 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến nhân dân có 14 chương, 210 điều (tăng thêm 4 điều so với Dự thảo lấy ý kiến nhân dân).
Về sở hữu toàn dân đối với đất đai, Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nêu rõ đa số ý kiến nhân dân khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Việc tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai là phù hợp với bản chất chế độ xã hội ta.
Tiếp thu ý kiến đề nghị bổ sung quy định mang tính nguyên tắc để khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ngay tại Chương I để làm cơ sở pháp lý cho các quy định của dự thảo Luật Điều 4. Sở hữu đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Quy định chặt chẽ để tránh sự lợi dụng trong thu hồi đất
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với quy định các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội… Tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đề nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn để chứng minh các dự án thực sự vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… tránh trường lợi dụng quy định này để thu hồi đất.
Tán thành với quan điểm đất là tài nguyên, tư liệu sản xuất đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy thống nhất với quan điểm thu hồi đất được quy định tại Chương 6. Tuy nhiên theo đại biểu đối với các trường hợp thu hồi đất có nhà và các tài sản khác gắn liền với đất ở thì nhà nước cần phải trưng mua. Lý giải vấn đề này, đại biểu cho rằng nhà ở và tài sản khác là tài sản của dân thì nhà nước không thể thu hồi và càng không thể coi đây là tài sản bồi thường.
Đại biểu đề nghị quy định cụ thể trong luật Nhà nước thu hồi đất và trưng mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng mạch quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng cho rằng đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc là tài sản thuộc sở hữu của người dân, không phải sở hữu Nhà nước.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý khi quy định thu hồi cả tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhân dân. Đại biểu nhấn mạnh cần bảo đảm hài hòa mục tiêu thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội với an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội sẽ khó đạt được, gây khiếu kiện, tranh chấp, phức tạp trong xã hội.
Đánh giá việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chính là mấu chốt dẫn đến tình trạng khiếu kiện đất đai, đại biểu Trần Ngọc Vinh đề xuất cần sửa đổi toàn diện các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Khi tính toán bồi thường tái định cư cần quan tâm kế sinh nhai của người có đất bị thu hồi; có những quy định đặc thù áp dụng với các đối tượng như người già, người hết tuổi lao động.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu áp dụng cơ chế công bằng: đất đổi đất, nhà đổi nhà; người dân không phải bỏ thêm tiền, đồng thời nhà nước hỗ trợ thêm kinh phí để người dân sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới; nâng mức hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, bắt buộc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người nông dân sau khi thu hồi đất.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu) phân tích trên thực tế các dự án phát triển kinh tế- xã hội để các chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân về giá sẽ khó thực hiện, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Để thuận lợi trong việc thu hồi đất nhằm mục dích phát riển kinh tế- xã hội, tạo sự đồng thuận của người dân có đất trong dự án, đại biểu tán thành thống nhất tư vấn định giá đất theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất được quy định tại Điều 110 của dự thảo Luật. Giá đất khi xây dựng phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất có cùng mục đích sử dụng.
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) đề xuất cần nghiên cứu quy định bồi thường đất 1 lần hoặc nhiều lần để người dân lựa chọn phương án phù hợp; khi bổi thường cần lưu ý tới yếu tố trượt giá.
Quy hoạch sử dụng đất phải bền vững
Về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 37) có ý kiến đề nghị cân nhắc, xem xét việc kéo dài kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch để phù hợp với các dự án bất động sản có thời hạn sử dụng đất thông thường từ 50 năm trở lên.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) cho rằng quy định về thời gian quy hoạch và thời gian giao đất còn mẫu thuẫn, gây khó khăn trong thực hiện. Theo đại biểu dự thảo quy định trong thời gian giao đất, các doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất do có thay đổi quy hoạch sẽ gây khó khăn và thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý doanh nghiệp lo ngại, không muốn đàu tư dài hạn. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu sửa lại quy hoạch cho phù hợp với thời hạn giao đất cho thuế đất.
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin cho rằng kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kế hoạch sử dụng đất là 5 năm đã được pháp luật đất đai quy định và thực hiện ổn định. Việc quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thể hiện tầm nhìn và định hướng cho tương lai. Tính chất của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là kế thừa và phát triển, có tính ổn định nên không ảnh hưởng nhiều đến các dự án sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch hiện tại. Thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay là phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan và khả năng dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đánh giá một trong những điểm mới của dự thảo phù hợp với các đô thị là quy định đối với quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đại biểu đánh giá quy định này sẽ hạn chế sự chồng chéo, lãng phí không cần thiết. Đại biểu đề nghị cần hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lồng ghép quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cho rằng nguyên tắc thứ 3 của Điều 35 quy định sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là khó đánh giá. Đại biểu cho rằng hạn chế của nguyên tắc này là không rõ ràng, nội dung còn chung chung. Đại biểu đề nghị nếu giữ nguyên tắc này thì cần sửa lại để thể hiện nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất phải bền vững, đảm bảo hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trường, phù hợp với quan điểm hiện nay.
Theo đại biểu Lê Thị Công quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sủ dụng đất, thể hiện tầm nhìn định hướng tương lai. Do vậy quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội … được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đại biểu thống nhất kế hoạch sử dụng đất là 10 năm, quy hoạch đất là 5 năm; thống nhất nội dung quy hoạch sử dụng đất còn 3 cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Đại biểu cho rằng, việc bỏ quy hoạch cấp xã là phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bớt kinh phí, nhân lực và thời gian.
Đề cập về vấn đề này, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lại có quan điểm khác đề nghị phải giữ quy định cấp xã như luật hiện hành. Đại biểu lập luận nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, trong khi đó xã là cấp chính quyền có hệ thống chính trị trị đầy đủ, có tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, có chức năng nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và phát triển kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Để đảm bảo tương ứng giữa kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì chủ thể xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải là cấp xã.
Đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cũng đề nghị giữ nguyên hệ thống quy hoạch sử dụng đất 4 cấp như luật hiện hành. Theo đại biểu quy hoạch kế hoạch sử dụng quy hoạch đất đai cấp xã là tiêu chí rất quan trọng đánh giá tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.
Còn quan điểm khác nhau về Quỹ phát triển đất
Liên quan đến vấn đề thành lập Quỹ phát triển đất quy định trong Dự thảo Luật, nhiều ý kiến cho rằng quy định nguồn tài chính để hình thành quỹ phát triển đất được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và được sử dụng vào bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là chưa phù hợp vì quỹ phát triển đất chỉ thực hiện ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn cho quỹ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) nêu Điều 109 Dự thảo Luật bổ sung thêm Quỹ phát triển đất để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, xây dựng khu nhà tái định cư và giao cho tổ chức này trực tiếp quản lý quỹ đất. Tuy nhiên, theo đại biểu nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong khi đó Dự thảo Luật quy định tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp và theo lộ trình sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý là không phù hợp với quy định pháp luật, làm phân tán nguồn tài chính quốc gia, tăng bộ máy và biên chế. Mặt khác, đại biểu viện dẫn theo thống kê 35 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ phát triển đất cho thấy, do điều kiện cụ thể của địa phương nên mô hình quản lý của quỹ này còn nhiều hạn chế.
Đại biểu đề nghị không quy định thành lập Quỹ phát triển đất. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) cũng tán thành với quan điểm này cho rằng việc thành lập quỹ là không phù hợp với Luật ngân sách nhà nước, làm tăng bộ máy biên chế. Đại biểu đề nghị trong trường hợp vẫn thành lập quỹ phải thực hiện theo đúng luật ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, gọn nhẹ.
Chiều nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)./.
Nội dung quan trọng này được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.
Gần 7 triệu lượt ý kiến nhân dân góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày cho biết tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) bao gồm 14 chương và 192 điều, so với Luật đất đai năm 2003, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) tăng thêm 6 chương và 46 điều.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc tại phiên họp thứ 13 và 14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến nhân dân có 14 chương, 206 điều, tăng 14 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, đã luật hóa các quy định áp dụng ổn định trong thực tiễn, bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc sử dụng đất, người sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất; người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất; quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính về đất đai, giá đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai; giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Sau 2 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân (từ ngày 1/2/2013 đến ngày 31/3/2013), tổng hợp báo cáo ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, các tổ chức và cá nhân cho thấy có 6.958.848 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến nhân dân có 14 chương, 210 điều (tăng thêm 4 điều so với Dự thảo lấy ý kiến nhân dân).
Về sở hữu toàn dân đối với đất đai, Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nêu rõ đa số ý kiến nhân dân khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Việc tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai là phù hợp với bản chất chế độ xã hội ta.
Tiếp thu ý kiến đề nghị bổ sung quy định mang tính nguyên tắc để khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ngay tại Chương I để làm cơ sở pháp lý cho các quy định của dự thảo Luật Điều 4. Sở hữu đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Quy định chặt chẽ để tránh sự lợi dụng trong thu hồi đất
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với quy định các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội… Tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) đề nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn để chứng minh các dự án thực sự vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… tránh trường lợi dụng quy định này để thu hồi đất.
Tán thành với quan điểm đất là tài nguyên, tư liệu sản xuất đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy thống nhất với quan điểm thu hồi đất được quy định tại Chương 6. Tuy nhiên theo đại biểu đối với các trường hợp thu hồi đất có nhà và các tài sản khác gắn liền với đất ở thì nhà nước cần phải trưng mua. Lý giải vấn đề này, đại biểu cho rằng nhà ở và tài sản khác là tài sản của dân thì nhà nước không thể thu hồi và càng không thể coi đây là tài sản bồi thường.
Đại biểu đề nghị quy định cụ thể trong luật Nhà nước thu hồi đất và trưng mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng mạch quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng cho rằng đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc là tài sản thuộc sở hữu của người dân, không phải sở hữu Nhà nước.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý khi quy định thu hồi cả tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhân dân. Đại biểu nhấn mạnh cần bảo đảm hài hòa mục tiêu thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội với an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội sẽ khó đạt được, gây khiếu kiện, tranh chấp, phức tạp trong xã hội.
Đánh giá việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chính là mấu chốt dẫn đến tình trạng khiếu kiện đất đai, đại biểu Trần Ngọc Vinh đề xuất cần sửa đổi toàn diện các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Khi tính toán bồi thường tái định cư cần quan tâm kế sinh nhai của người có đất bị thu hồi; có những quy định đặc thù áp dụng với các đối tượng như người già, người hết tuổi lao động.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu áp dụng cơ chế công bằng: đất đổi đất, nhà đổi nhà; người dân không phải bỏ thêm tiền, đồng thời nhà nước hỗ trợ thêm kinh phí để người dân sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới; nâng mức hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, bắt buộc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người nông dân sau khi thu hồi đất.
Đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu) phân tích trên thực tế các dự án phát triển kinh tế- xã hội để các chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân về giá sẽ khó thực hiện, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Để thuận lợi trong việc thu hồi đất nhằm mục dích phát riển kinh tế- xã hội, tạo sự đồng thuận của người dân có đất trong dự án, đại biểu tán thành thống nhất tư vấn định giá đất theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất được quy định tại Điều 110 của dự thảo Luật. Giá đất khi xây dựng phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất có cùng mục đích sử dụng.
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) đề xuất cần nghiên cứu quy định bồi thường đất 1 lần hoặc nhiều lần để người dân lựa chọn phương án phù hợp; khi bổi thường cần lưu ý tới yếu tố trượt giá.
Quy hoạch sử dụng đất phải bền vững
Về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 37) có ý kiến đề nghị cân nhắc, xem xét việc kéo dài kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch để phù hợp với các dự án bất động sản có thời hạn sử dụng đất thông thường từ 50 năm trở lên.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) cho rằng quy định về thời gian quy hoạch và thời gian giao đất còn mẫu thuẫn, gây khó khăn trong thực hiện. Theo đại biểu dự thảo quy định trong thời gian giao đất, các doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất do có thay đổi quy hoạch sẽ gây khó khăn và thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý doanh nghiệp lo ngại, không muốn đàu tư dài hạn. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu sửa lại quy hoạch cho phù hợp với thời hạn giao đất cho thuế đất.
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin cho rằng kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kế hoạch sử dụng đất là 5 năm đã được pháp luật đất đai quy định và thực hiện ổn định. Việc quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thể hiện tầm nhìn và định hướng cho tương lai. Tính chất của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là kế thừa và phát triển, có tính ổn định nên không ảnh hưởng nhiều đến các dự án sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch hiện tại. Thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay là phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan và khả năng dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đánh giá một trong những điểm mới của dự thảo phù hợp với các đô thị là quy định đối với quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất, nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đại biểu đánh giá quy định này sẽ hạn chế sự chồng chéo, lãng phí không cần thiết. Đại biểu đề nghị cần hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp lồng ghép quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cho rằng nguyên tắc thứ 3 của Điều 35 quy định sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là khó đánh giá. Đại biểu cho rằng hạn chế của nguyên tắc này là không rõ ràng, nội dung còn chung chung. Đại biểu đề nghị nếu giữ nguyên tắc này thì cần sửa lại để thể hiện nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất phải bền vững, đảm bảo hiệu quả về kinh tế- xã hội và môi trường, phù hợp với quan điểm hiện nay.
Theo đại biểu Lê Thị Công quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sủ dụng đất, thể hiện tầm nhìn định hướng tương lai. Do vậy quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội … được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đại biểu thống nhất kế hoạch sử dụng đất là 10 năm, quy hoạch đất là 5 năm; thống nhất nội dung quy hoạch sử dụng đất còn 3 cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Đại biểu cho rằng, việc bỏ quy hoạch cấp xã là phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bớt kinh phí, nhân lực và thời gian.
Đề cập về vấn đề này, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lại có quan điểm khác đề nghị phải giữ quy định cấp xã như luật hiện hành. Đại biểu lập luận nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, trong khi đó xã là cấp chính quyền có hệ thống chính trị trị đầy đủ, có tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, có chức năng nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và phát triển kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Để đảm bảo tương ứng giữa kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì chủ thể xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải là cấp xã.
Đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cũng đề nghị giữ nguyên hệ thống quy hoạch sử dụng đất 4 cấp như luật hiện hành. Theo đại biểu quy hoạch kế hoạch sử dụng quy hoạch đất đai cấp xã là tiêu chí rất quan trọng đánh giá tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.
Còn quan điểm khác nhau về Quỹ phát triển đất
Liên quan đến vấn đề thành lập Quỹ phát triển đất quy định trong Dự thảo Luật, nhiều ý kiến cho rằng quy định nguồn tài chính để hình thành quỹ phát triển đất được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và được sử dụng vào bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là chưa phù hợp vì quỹ phát triển đất chỉ thực hiện ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn cho quỹ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) nêu Điều 109 Dự thảo Luật bổ sung thêm Quỹ phát triển đất để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, xây dựng khu nhà tái định cư và giao cho tổ chức này trực tiếp quản lý quỹ đất. Tuy nhiên, theo đại biểu nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong khi đó Dự thảo Luật quy định tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp và theo lộ trình sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý là không phù hợp với quy định pháp luật, làm phân tán nguồn tài chính quốc gia, tăng bộ máy và biên chế. Mặt khác, đại biểu viện dẫn theo thống kê 35 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ phát triển đất cho thấy, do điều kiện cụ thể của địa phương nên mô hình quản lý của quỹ này còn nhiều hạn chế.
Đại biểu đề nghị không quy định thành lập Quỹ phát triển đất. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) cũng tán thành với quan điểm này cho rằng việc thành lập quỹ là không phù hợp với Luật ngân sách nhà nước, làm tăng bộ máy biên chế. Đại biểu đề nghị trong trường hợp vẫn thành lập quỹ phải thực hiện theo đúng luật ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, gọn nhẹ.
Chiều nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)./.
Quỳnh Hoa-Khiếu Tư (TTXVN)