- Thưa ông, 65 năm qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã góp phần quantrọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Ông có thể đánhgiá khái quát những đóng góp quan trọng của ngành Kiểm tra Đảng qua 65 năm xâydựng và trưởng thành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ: Ngay từ khi thành lập,Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác kiểm tra, xác địnhkiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phậnquan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Qua mỗi thời kỳ cách mạng, nội dunglãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng đều có sự đổi mới nhằm nâng cao hiệulực và hiệu quả lãnh đạo, thể hiện trong việc không ngừng hoàn thiện quan điểm,nguyên tắc, phương pháp công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng. Trongđiều kiện Đảng cầm quyền, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối các tổchức đảng và đảng viên trong hệ thống chính trị về chấp hành và thể chế hóa chủtrương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng bằng hệ thống quy chế, quyđịnh, quy trình thực hiện cụ thể để thực hiện Điều lệ Đảng là đòi hỏi tất yếu vàmang tính khách quan.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, ngày 16/10/1948, Ban Kiểm tra Trung ương(nay là Ủy ban Kiểm tra Trung ương), cơ quan chuyên trách đầu tiên của Đảng đượcthành lập. Suốt chặng đường lịch sử 65 năm qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủyban kiểm tra các cấp luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cáchmạng, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệmvụ do cấp ủy giao. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luậttrong Đảng đã góp phần giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thưvà các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn cuộc sống; việcthực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy; nâng caobản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong công tác, lề lối làmviệc của cán bộ, đảng viên.
Từ ngày đầu thành lập, Ban Kiểm tra Trung ương chỉ có 3 thành viên chuyên tráchvà một số ít cán bộ giúp việc, đến nay, ngành Kiểm tra đã có trên 1,5 vạn cán bộchuyên trách và trên 7,2 vạn cán bộ kiểm tra kiêm chức từ Trung ương đến cơ sở.Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở đảng, trong cácgiai đoạn của cách mạng, đội ngũ cán bộ kiểm tra luôn tuyệt đối trung thành vớiĐảng, tin tưởng ở sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối,nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổchức kỷ luật và lối sống liêm khiết, lành mạnh; trung thực, đoàn kết, thương yêuđồng chí; luôn hết lòng, hết sức, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, bềnbỉ, cần mẫn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây nêntruyền thống vẻ vang: "Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ,đoàn kết, trung thực, kỷ cương, liêm khiết.”
- Năm 2013, một trong những nhiệm vụ của công tác kiểm tra Đảng là kiểm traviệc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4,khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.” Xin ông cho biếtcông tác này đã được triển khai thế nào trong hoạt động của ủy ban kiểm tra cáccấp?
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ: Tại Hội nghị Trung ương4 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay,” xác định phải tiếp tục củng cố xây dựng, chỉnhđốn Đảng với tinh thần kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn, nhằm tạo ra một bước chuyểnbiến mới trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị,đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, củng cố sự kiênđịnh về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tăng cường sự thống nhất ý chí và hànhđộng trong toàn Đảng. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X)về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí; Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các nghị quyết, chỉ thị của Trungương, công tác củng cố, chỉnh đốn Đảng từ sau Đại hội XI của Đảng, nhất là từsau triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đến nay đã đạt được những kếtquả bước đầu rất quan trọng.
Để tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết nói trên, ngay từ đầu năm 2013, Ủy banKiểm tra Trung ương đã chủ động tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hànhChương trình kiểm tra năm 2013, với nội dung kiểm tra việc tiếp tục lãnh đạo,chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đềcấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,” trọng tâm là việc thực hiện kế hoạch, biệnpháp khắc phục những vấn đề đã kết luận sau đợt tự phê bình và phê bình theoNghị quyết Trung ương 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ trì phối hợp với cáccơ quan có liên quan tham mưu thành lập 18 đoàn kiểm tra đối với 31 cấp ủy, tổchức đảng trực thuộc Trung ương. Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều làmTrưởng các đoàn kiểm tra. Đến nay, các đoàn kiểm tra cơ bản đã hoàn thành việcthẩm tra, xác minh, thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với các đơnvị được kiểm tra. Kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra và các đơn vị tự kiểmtra sẽ được tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận vào quý4 năm nay theo đúng kế hoạch đề ra.
Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị cũng đã chủ động tham mưu, giúp cấp uỷlãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạovà tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đối với các tổ chức đảng trực thuộcvà cán bộ, đảng viên diện cấp ủy quản lý.
Năm 2013, ủy ban kiểm tra các cấp tích cực, chủ động thực hiện toàn diện cácnhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, gắn với việc thựchiện Nghị quyết Trung ương 4, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực,những biểu hiện suy thoái như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu để kết luận và xửlý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trungương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 5 tổ chức đảng và 6 đảng viêndiện Trung ương quản lý, với các nội dung chủ yếu là: việc thực hiện nguyên tắctập trung dân chủ, quy chế làm việc; việc lãnh đạo, chỉ đạo quản lý các dự ánđầu tư có sử dụng đất, việc giao đất và thu tiền sử dụng đất đối với các dự án;việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhànước trong hoạt động sản xuất-kinh doanh, tín dụng, quản lý tiền vốn, tài sản;công tác cán bộ...
Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra 5.990 đảng viên và 1.474tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm; trong đó nhiều trường hợp phải thi hành kỷluật. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 và thựchiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểmtra, làm rõ và thi hành kỷ luật hoặc tham mưu giúp cấp ủy thi hành kỷ luật10.339 đảng viên và 205 tổ chức đảng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương giám sát 17 tổchức đảng, 16 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra các địa phương, đơn vị đã giám sát25.537 đảng viên và 8.327 tổ chức đảng. Qua giám sát, nhiều trường hợp có biểuhiện chấp hành chưa nghiêm các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước đã được nhắc nhở, chấn chỉnh hoặc chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu viphạm.
Ủy ban kiểm tra các cấp đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấpủy rà soát, đánh giá cán bộ và xây dựng quy hoạch cán bộ ở nhiều cấp theo chỉđạo của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Có thể nói, trong năm 2013, ủy ban kiểm tra các cấp đã thường xuyên chủ động,tích cực thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, thực hiện tốt chứcnăng tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trungương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay." Những kếtquả đó thể hiện rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấptrong công tác xây dựng đảng nói chung, góp phần quan trọng vào việc thực hiện 3nhóm giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết đề ra.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra các cấp trong những nămqua và trong năm 2013 cũng còn một số mặt hạn chế, khuyết điểm cần được kịp thờikhắc phục.
- Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sáttheo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối vớingành Kiểm tra Đảng trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ: Xuất phát từ những yêucầu và nhiệm vụ, trong thời gian tới, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trongthời gian tới cần tập trung thực hiện tốt mấy vấn đề chủ yếu sau đây:
1- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, vai trò,ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát. Từ tổng kết thực tiễn, Đảngta khẳng định: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo.” Lãnhđạo đến đâu thì kiểm tra đến đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải đíchthân lãnh đạo và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Điều quan trọng là nhậnthức đó phải biến thành hành động cụ thể, tự giác của các cấp ủy và tổ chức đảngtừ Trung ương trở xuống, thông qua việc xác định, xây dựng và tổ chức thực hiệncác chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ và nghịquyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở tất cả các cấp.
2- Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xâydựng Đảng trong từng thời kỳ, coi đó là nguyên tắc bảo đảm cho việc thực hiệnđúng mục tiêu, quan điểm, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kiểmtra, giám sát của Đảng. Chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,giám sát luôn phụ thuộc vào việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, lựachọn có sát, đúng, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công tác xâydựng Đảng trong từng thời kỳ hay không. Trong tình hình hiện nay, cấp ủy và Ủyban kiểm tra các cấp cần tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ do Điều lệĐảng quy định và nhiệm vụ cấp uỷ giao, nhưng cần tập trung kiểm tra, giám sát vàxử lý đảng viên và tổ chức đảng vi phạm kỷ luật đảng trong các lĩnh vực: tưtưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chứcđảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, trong quản lý và sử dụng đất đai,tài nguyên, khoáng sản, quản lý, sử dụng ngân sách, vốn, xây dựng cơ bản, lĩnhvực ngân hàng, các hoạt động tư pháp. Kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nhữngtrường hợp có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy bằngcấp, chạy khen thưởng... Tăng cường giám sát, phát hiện và ngăn ngừa kịp thờicán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống. Phối hợp xem xét các vấn đề nổi cộm liên quan đến các vụ án lớn, nhất làcác vụ án tham nhũng, những đơn thư tố cáo, khiếu nại kéo dài gây bức xúc trongdư luận xã hội. Nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Trungương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là: giám sátphải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, trong đó lấyphòng ngừa, lấy xây là chính; kiểm tra, giám sát không chỉ làm rõ ưu điểm,khuyết điểm và xử lý vi phạm mà còn phát hiện những nhân tố mới, phát huy sựnăng động, sáng tạo của tổ chức đảng và đảng viên.
Từ những định hướng chung trên đây, trong giai đoạn trước mắt cần tập trung kiểmtra, giám sát việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyếtTrung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", trọngtâm là việc thực hiện kế hoạch, biện pháp khắc phục những vấn đề đã kết luận sauđợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình, gắn với kiểm tra thực hiện việc Học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Quy định về những điều đảng viênkhông được làm.
3- Hằng năm, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng phải xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêmtúc các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Các chương trình kiểm tra,giám sát cần thiết thực, vừa đảm bảo tính toàn diện; đồng thời tập trung vào mộtsố vấn đề then chốt, đặc biệt những vấn đề xã hội quan tâm, những vấn đề bức xúccủa xã hội tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổchức đảng phải đích thân chỉ đạo tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát;qua kiểm tra nếu kết luận có vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên thì phải đượcchỉ đạo xem xét, xử lý công khai, khách quan, dân chủ, thận trọng và chặt chẽtheo đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục trong Đảng, các quy định của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trungương. Công tác giám sát phải mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội nhằm ngăn ngừa khuyết điểm từ lúc mới manh nha, không để tiềm ẩn tình trạngnhững hạn chế, khuyết điểm phát triển dần trở thành vi phạm; vi phạm nhỏ trởthành vi phạm lớn; vi phạm từ chưa nghiêm trọng trở thành nghiêm trọng; vi phạmcủa một người trở thành vi phạm của cả tổ chức...
4- Ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chứcđảng, đảng viên, thực sự coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của mình.Phải tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc thông tin qua nhiều kênh (qua tự phê bình vàphê bình trong nội bộ, qua đơn thư tố cáo, qua báo chí, qua nhận xét, đánh giácó căn cứ của cán bộ theo dõi...) để chủ động, phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổchức đảng, đảng viên mà tiến hành kiểm tra, không để dư luận phản ứng kéo dài,gây phức tạp tình hình, không được để vi phạm lan rộng, liên kết thành lợi íchnhóm, gây hậu quả nghiêm trọng. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóaXI), cần chú trọng kiểm tra dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên có chức, cóquyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để nhắc nhở, cảnh tỉnh những trườnghợp vi phạm, những hành vi, việc làm không chính đáng bị đông đảo nhân dân lênán. Trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì kiên quyết xử lý, tránhxuê xoa, nể nang dẫn đến buông lỏng kỷ luật, chủ động công khai kết quả xử lý,tạo dư luận đồng thuận trong Đảng và ngoài xã hội. Thực hiện kiểm tra, giám sátvới tinh thần kiên quyết, kiên trì, thực sự dân chủ, nhận xét, đánh giá, kếtluận, xem xét, xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải thận trọng, kháchquan, công minh, chính xác, thấu tình, đạt lý, tránh làm lướt hoặc hình thức;xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành gắn với thườngxuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và báo cáo kết quảthực hiện.
5- Các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cườngcán bộ kiểm tra bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo điềukiện thuận lợi và phát huy đầy đủ vai trò của ủy ban kiểm tra trong tham mưu,giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo sựphối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảngvới công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Đội ngũ cán bộ kiểm tra cáccấp phải tiếp tục coi trọng việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tựgiác rèn luyện, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh và trình độ để đủ sức thực hiệnnhiệm vụ.
Phát huy những thành tích và kết quả đạt được sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng và truyền thống "Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trungthực, liêm khiết, kỷ cương và tận tuỵ," đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp tiếp tụcphát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.
Xin trân trọng cảm ơn ông./.