Từ khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ông Lữ Minh Chánh - nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, luôn ôm bên mình chiếc radio nghe tin tức, thông tin về Lễ quốc tang Đại tướng.
Ông Chánh với đôi mắt ngấn lệ cho biết, những năm còn công tác, Long Mỹ vinh dự đón Đại tướng về thăm và làm việc. Đó là năm 1978, Đại tướng về tổ chức cuộc họp nhằm nắm tình hình địa phương. Sau cuộc họp, Đại tướng đề nghị huyện chọn một gia đình có công với nước tiêu biểu để Đại tướng đến thăm. Đó là lần duy nhất mà ông Chánh và người dân nơi đây may mắn được gặp trực tiếp Đại tướng. "Đại tướng thật gần gũi với dân, cởi mở, hòa đồng," ông kể lại.
Cũng như ông Chánh, ông Đinh Văn Lê (thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ) may mắn hơn bao bộ đội Cụ Hồ từng vào sinh ra tử là được hội ngộ cùng Đại tướng.
Sau giải phóng, một lần ông Lê vinh dự được tham gia đoàn cán bộ, bộ đội miền Nam ra thăm miền Bắc, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gặp và dùng cơm thân mật cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Khoảng cách giữa vị tướng và cấp dưới thật gần gũi, ấm áp, bao nhiêu chuyện vui buồn năm tháng kháng chiến được Đại tướng chia sẻ chân thành, cảm động," ông Lê tâm sự.
Không chỉ các thế hệ cha anh đi trước, những ngày qua, tuổi trẻ Hậu Giang có nhiều hoạt động tưởng niệm, phát động phong trào học tập, noi gương theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hoạt động thu hút nhiều đoàn viên, học sinh, sinh viên tham gia là tổ chức sinh hoạt của sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.
Trong buổi sinh hoạt này, các em đã dành một phút trang nghiêm mặc niệm Đại tướng, sau đó mỗi em viết, bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận về Đại tướng.
Em Nguyễn Thị Mỹ Huỳnh, sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, chia sẻ: "Bản thân em nguyện tích cực học tập, lao động, cống hiến sức trẻ cho xã hội, cho quê hương để xứng đáng là tuổi trẻ Việt Nam, con cháu của Đại tướng."
Không ai bảo ai, mỗi người dân tỉnh Hậu Giang đều có cách thể hiện lòng thành kính Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài đức vẹn toàn, là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo./.
Ông Chánh với đôi mắt ngấn lệ cho biết, những năm còn công tác, Long Mỹ vinh dự đón Đại tướng về thăm và làm việc. Đó là năm 1978, Đại tướng về tổ chức cuộc họp nhằm nắm tình hình địa phương. Sau cuộc họp, Đại tướng đề nghị huyện chọn một gia đình có công với nước tiêu biểu để Đại tướng đến thăm. Đó là lần duy nhất mà ông Chánh và người dân nơi đây may mắn được gặp trực tiếp Đại tướng. "Đại tướng thật gần gũi với dân, cởi mở, hòa đồng," ông kể lại.
Cũng như ông Chánh, ông Đinh Văn Lê (thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ) may mắn hơn bao bộ đội Cụ Hồ từng vào sinh ra tử là được hội ngộ cùng Đại tướng.
Sau giải phóng, một lần ông Lê vinh dự được tham gia đoàn cán bộ, bộ đội miền Nam ra thăm miền Bắc, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gặp và dùng cơm thân mật cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Khoảng cách giữa vị tướng và cấp dưới thật gần gũi, ấm áp, bao nhiêu chuyện vui buồn năm tháng kháng chiến được Đại tướng chia sẻ chân thành, cảm động," ông Lê tâm sự.
Không chỉ các thế hệ cha anh đi trước, những ngày qua, tuổi trẻ Hậu Giang có nhiều hoạt động tưởng niệm, phát động phong trào học tập, noi gương theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hoạt động thu hút nhiều đoàn viên, học sinh, sinh viên tham gia là tổ chức sinh hoạt của sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.
Trong buổi sinh hoạt này, các em đã dành một phút trang nghiêm mặc niệm Đại tướng, sau đó mỗi em viết, bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận về Đại tướng.
Em Nguyễn Thị Mỹ Huỳnh, sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, chia sẻ: "Bản thân em nguyện tích cực học tập, lao động, cống hiến sức trẻ cho xã hội, cho quê hương để xứng đáng là tuổi trẻ Việt Nam, con cháu của Đại tướng."
Không ai bảo ai, mỗi người dân tỉnh Hậu Giang đều có cách thể hiện lòng thành kính Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài đức vẹn toàn, là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo./.
Huỳnh Sử (TTXVN)