Theo tiết lộ của các quan chức Áo, một cựu giám đốc của dàn nhạc cổ điển Vienna tiếng tăm lừng lẫy đã từng là thành viên tổ chức bán quân sự khét tiếng thời Đức Quốc xã và đã hợp tác với cảnh sát mật, trong khi một nửa số nhạc công gia nhập Đảng Quốc xã.
Nhạc trưởng Helmut Wobisch, một đảng viên Quốc xã từ năm 1933 khi đảng này vẫn còn hoạt động bất hợp pháp ở Áo, là giám đốc điều hành dàn nhạc từ năm 1954-1968 dù từng bị sa thải sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Wobisch gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1938 khi Áo bị Đức Quốc xã xâm chiếm. Năm 1966, ông đã trưng ra một bản sao của chiếc nhẫn danh dự của cựu lãnh đạo tổ chức đoàn thanh niên của Quốc xã Baldur von Schirach, người bị kết án 20 năm tù giam vì tội ác chống lại loài người ở phiên tòa Nuremberg 1946.
Von Schirach, lãnh đạo Quốc xã tại Vienna, đã nhận chiếc nhẫn - sự vinh danh cao nhất của dàn nhạc, vào năm 1942 nhưng quân đội Mỹ đã tịch thu chiếc nhẫn này khi bắt giữ ông vào năm 1945.
Nghiên cứu của nhóm các sử gia độc lập do giáo sư Đại học Vienna Oliver Rathkolb làm điều phối viên đã làm sáng tỏ sự can dự của dàn nhạc với hoạt động chính trị giai đoạn 1938-1945 khi Áo nằm dưới sự kiểm soát của Quốc xã.
Các sử gia cũng xem xét tiểu sử của các thành viên dàn nhạc đã bị trục xuất, truy tố hoặc sát hại vì lý do chính trị và chủng tộc. Họ phát hiện sáu thành viên Do Thái trong dàn nhạc bị sát hại và 10 người bị đưa vào các trại tập trung Quốc xã. Không ai trong số những người di cư ra nước ngoài, chủ yếu là Anh và Mỹ, trở lại sau Thế chiến thứ hai.
Với 60 trong số 123 nhạc công là thành viên Đảng Quốc xã, dàn nhạc có tỷ lệ đảng viên lớn hơn nhiều so với dân số chung, vào khoảng 10%./.
Nhạc trưởng Helmut Wobisch, một đảng viên Quốc xã từ năm 1933 khi đảng này vẫn còn hoạt động bất hợp pháp ở Áo, là giám đốc điều hành dàn nhạc từ năm 1954-1968 dù từng bị sa thải sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Wobisch gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1938 khi Áo bị Đức Quốc xã xâm chiếm. Năm 1966, ông đã trưng ra một bản sao của chiếc nhẫn danh dự của cựu lãnh đạo tổ chức đoàn thanh niên của Quốc xã Baldur von Schirach, người bị kết án 20 năm tù giam vì tội ác chống lại loài người ở phiên tòa Nuremberg 1946.
Von Schirach, lãnh đạo Quốc xã tại Vienna, đã nhận chiếc nhẫn - sự vinh danh cao nhất của dàn nhạc, vào năm 1942 nhưng quân đội Mỹ đã tịch thu chiếc nhẫn này khi bắt giữ ông vào năm 1945.
Nghiên cứu của nhóm các sử gia độc lập do giáo sư Đại học Vienna Oliver Rathkolb làm điều phối viên đã làm sáng tỏ sự can dự của dàn nhạc với hoạt động chính trị giai đoạn 1938-1945 khi Áo nằm dưới sự kiểm soát của Quốc xã.
Các sử gia cũng xem xét tiểu sử của các thành viên dàn nhạc đã bị trục xuất, truy tố hoặc sát hại vì lý do chính trị và chủng tộc. Họ phát hiện sáu thành viên Do Thái trong dàn nhạc bị sát hại và 10 người bị đưa vào các trại tập trung Quốc xã. Không ai trong số những người di cư ra nước ngoài, chủ yếu là Anh và Mỹ, trở lại sau Thế chiến thứ hai.
Với 60 trong số 123 nhạc công là thành viên Đảng Quốc xã, dàn nhạc có tỷ lệ đảng viên lớn hơn nhiều so với dân số chung, vào khoảng 10%./.
Trần Trọng (Vietnam+)