[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang

Vùng đất Bảy núi thuộc địa phận hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên của tỉnh An Giang được coi là xứ sở của thốt nốt.
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 1 Trái thốt nốt mọc thành chùm, giống như buồng dừa nhưng nhỏ hơn. Thốt nốt cái cho quả từ 50 đến 60 trên một cây, còn thốt nốt đực không có trái. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 2 Thốt nốt là món quà quý giá của mẹ thiên nhiên dành tặng cho vùng đất Bảy núi của An Giang, không chỉ giúp cho sản vật nơi đây thêm phong phú mà còn góp nên một vẻ đẹp rất đỗi bình dị, nên thơ. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 3 Nước của hoa thốt nốt có thể dùng làm thức uống giải khát rất ngon, loài nước này có mùi thơm, vị ngọt lịm được nhiều người ưa chuộng. Nhưng sản phẩm chính được làm ra từ loại nước này là đường thốt nốt. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 4 Trên ngọn cây thốt nốt cái có nhiều vòi hoa, người ta thường cắt vòi hoa rồi dùng thanh tre kẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa để hứng nước. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 5Cây thốt nốt chủ yếu là cho lấy nước để uống hoặc làm đường. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 6 Cơm thốt nốt (cùi) dùng để ăn cùng với nước lấy từ vòi hoa thốt nốt là món giải khát rất tốt và bổ dưỡng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 7 Nước thốt nốt không lấy từ trái, mà được thu hoạch từ vòi hoa trên cây. Nước có vị ngọt dịu nhẹ, ăn kèm múi thốt nốt màu trắng đục, thơm dẻo, có vị béo, không cần cho thêm đường, đá vẫn tạo cảm giác mát lành, là món giải khát rất tốt và bổ dưỡng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 8 Cơm thốt nốt (cùi) dùng để ăn cùng với nước lấy từ vòi hoa thốt nốt là món giải khát rất tốt, bổ dưỡng. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 9Hàng cây thốt nốt nguy nga giữa những cánh đồng xanh mướt rộng lớn ở Tịnh Biên. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 10Thu hoạch quả thốt nốt cần phải có sức khỏe tốt và sự chịu khó. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 11 Nghề trèo cây thốt nốt được gọi là nghề "ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời" đòi hỏi sức khỏe và sự chịu khó. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 12Hàng cây thốt nốt xanh rì, vươn cao mình giữa cánh đồng thoang thoảng mùi lúa mới. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 13 Dưới nắng chiều tà, những hàng cây thốt nốt in bóng lên nền trời, mang dáng vẻ đượm buồn mà lại lôi cuốn lạ lùng. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 14Thốt nốt là cây thân thẳng, tuổi thọ trung bình đến 100 năm tuổi và có thể vươn cao đến 30m. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 15 Cây thốt nốt được trồng bằng hạt và hợp với vùng đồi núi khô hạn. Sau 20-25 năm trồng, cây trưởng thành cao từ 5-7m, có đường kính thân cây từ 30-40cm, lá dài và xanh như lá dừa. Người Khmer trồng nhiều thốt nốt trong vườn và sau nhà để lấy nước uống, làm bánh hay làm đường để sử dụng trong gia đình. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
[Photo] Thốt nốt - loại cây đặc trưng của vùng Bảy núi An Giang ảnh 16Trái thốt nốt mọc thành chùm, giống như buồng dừa nhưng nhỏ hơn. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục