Sửa đổi, bổ sung các luật cần lấy Luật Quy hoạch làm gốc

Sáng 23/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Sửa đổi, bổ sung các luật cần lấy Luật Quy hoạch làm gốc ảnh 1Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp sáng 23/10. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 23/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Việc ban hành dự án Luật này để đồng bộ với Luật Quy hoạch là cần thiết, tránh tạo ra các khoảng trống pháp lý, các xung đột, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh.

Việc xây dựng dự án Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, bãi bỏ các quy hoạch về phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể; đảm bảo thống nhất với các nguyên tắc sửa đổi luật đã được áp dụng trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 11 luật có liên quan đến quy hoạch đồng thời đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu về quản lý nhà nước của các ngành trong phát triển kinh tế-xã hội.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch bao gồm 32 điều, trong đó có 31 điều quy định việc sửa đổi các luật và 1 điều về quy định hiệu lực thi hành luật.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến cấp, loại quy hoạch, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch và các nội dung kỹ thuật đơn giản khác.

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với Luật Quy hoạch và đáp ứng yêu cầu có hiệu lực thi hành cùng với Luật Quy hoạch từ ngày 1/1/2019.

[Nhất trí cao việc giới thiệu Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước]

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung các luật cần thực hiện theo nguyên tắc: Lấy Luật Quy hoạch làm gốc, các luật khác có liên quan phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật Quy hoạch.

Các luật khác không quy định lại, quy định trái nội dung đã được quy định tại Luật Quy hoạch; bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.

Bên cạnh đó, bảo đảm thứ bậc của các loại quy hoạch, không quy định cùng một cấp có hai quy hoạch với nội dung và giá trị pháp lý như nhau. Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh cần quy định cụ thể về: phạm vi, nội dung, bảo đảm không có sự trùng lặp nội dung giữa các quy hoạch; thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan nhằm bảo đảm thống nhất với Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, không để sót các quy định liên quan cần sửa đổi, bổ sung.

Về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định cụ thể phạm vi, nội dung của các quy hoạch có tính chất, kỹ thuật chuyên ngành thuộc lĩnh vực này và mối quan hệ của các quy hoạch này với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia tại Luật Quy hoạch.

Nhiều ý kiến cho rằng nội dung và thẩm quyền về lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Quy hoạch sử dụng đất an ninh đã được quy định tại Luật Quy hoạch và giao Chính phủ quy định chi tiết. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại quy định thêm các nội dung khác phải có trong quy hoạch này. Việc quy định như trên là không phù hợp, vì cùng một nội dung quản lý nhà nước nhưng lại được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, gây phức tạp trong áp dụng pháp luật.

Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và Quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo Luật Quy hoạch.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung sửa đổi các nội dung liên quan đến giấy phép quy hoạch, điều chỉnh cục bộ quy hoạch để bảo đảm đồng bộ với nguyên tắc chung của hoạt động quy hoạch. Cơ quan soạn thảo phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát bảo đảm tính hệ thống của các quy định về quy hoạch cũng như sự thống nhất nội tại của các luật được sửa đổi, bổ sung...

Theo chương trình làm việc, cuối buổi sáng nay (23/10), các đại biểu Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục