Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác nhau đểthay thế cho các tế bào bị mất đi do già hoặc chết tự nhiên hay do chấn thươngvì các nguyên nhân khác nhau, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hội thảo được tổ chức nhằm đánh giáthực trạng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam, xây dựng định hướng cho lĩnh vực đến năm 2020 và đưa vào chương trình công nghệ sinh học y tếtrình Chính phủ phê duyệt.
Trong số hơn 30 tham luận tại hội thảo, đáng chú ý là "Hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam" của tiến sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng; "Những tiến bộ mới sử dụng côngnghệ tế bào gốc trong điều trị vết thương và chấn thương lớn" của tiến sỹ Phan Toàn Thắng (Singapore); "Tổng quan về những thay đổi gần đâytrong những chính sách của Viện sức khỏe Hoa Kỳ liên quan đến nghiên cứu tế bàogốc từ phôi thai người và một số thành tựu lớn của Viện về lĩnh vực nghiên cứutế bào gốc" của tiến sỹ Susan Marino, Mỹ.
Việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học đã được tiến hành từ nhữngnăm 1960 trên thế giới. Phương pháp ghép tế bào gốc đã giúp điều trị cho nhiềubệnh nhân hiểm nghèo, bệnh di truyền, u lympho...
Ở Việt Nam, công việc nghiên cứu và ứng dụng này cũng được bắt đầu từ nhữngnăm 1990. Năm 1995, Bệnh viện Truyền máu-Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếnhành ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh máu.
Từ đó đến nay, trên cả nước đã có nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng ghép tếbào gốc tạo máu như Bệnh viện Trung ương Huế, Viện Huyết học-Truyền máu Trungương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108./.