Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác và quản lý lễ hội diễn ra ngày 11/5 tại 3 điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đến từ nhiều tỉnh, thành phố có tổ chức lễ hội đều thống nhất với đánh giá: Sau 3 tháng thực hiện Công điện 162, việc tổ chức, quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt, cụ thể.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các địa phương nơi diễn ra các lễ hội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Bộ đã thành lập đoàn kiểm tra các lễ hội ở nhiều địa phương trong nước.
Các địa phương cũng rà soát kỹ kế hoạch tổ chức; điều chỉnh nội dung, chương trình cho phù hợp, không lãng phí, phô trương và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia lễ hội.
Các lễ hội như Yên Tử-Quảng Ninh, Đền Gióng-Hà Nội, Bái Đính-Ninh Bình... đã làm tốt công tác an ninh trật tự, không có ăn xin chèo kéo du khách, đốt đồ mã. Giao thông ở lễ hội được phân luồng phù hợp đã hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan lễ hội được nâng cao. Việc đốt đồ mã đã giảm, đặt tiền giọt dầu, công đức tùy tiện đã được nhắc nhở để nhân dân thực hiện đúng quy định.
Tuy nhiên, đại diện các địa phương cũng như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong việc tổ chức, quản lý lễ hội. Cụ thể, với các lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn như lễ hội Đền Trần, Hội Lim... luôn thu hút số lượng rất đông người dân tham gia; mặc dù Ban tổ chức đã có phương án về giao thông, cấp cứu, đảm bảo an toàn cho nhân dân nhưng vẫn không tránh được cảnh chen lấn, xô đẩy, nhất là ở lễ hội Đền Trần.
Việc rải tiền, đặt tiền lễ tùy tiện, cố tình đưa đồ mã, đốt đồ mã ở lễ hội vẫn còn mặc dù Ban quản lý đã cố gắng nhắc nhở, tuyên truyền. Nguồn thu, chi ở các lễ hội chưa có văn bản điều chỉnh, do đó việc quản lý nguồn thu công đức, giọt dầu chưa thống nhất, minh bạch do nhiều chủ thể cùng quản lý đã gây mâu thuẫn về lợi ích.
Một vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm là việc có nên tiếp tục phát ấn ở Lễ hội Đền Trần (Nam Định) nữa hay không cũng được nhắc tới tại hội nghị này. Tiến sỹ Lương Hồng Quang, đại diện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu trình bộ xem xét, kết luận) cho biết, Lễ hội Đền Trần là một lễ hội tái tạo truyền thống xưa hiện có những mâu thuẫn, mặt được, mặt chưa được cần được xử lý lại. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đang tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học để có thêm thông tin đa chiều cần thiết.
Việc khảo sát tiến hành với 800 người dân ở Nam Định; khảo sát trên các phương tiện truyền thông; khảo sát về tài chính với công tác quản lý Quỹ, công đức; khảo sát với các cơ quan quản lý, nhà khoa học.
Việc khảo sát này sẽ hoàn tất vào ngày 20/5, sau đó Viện sẽ tiến hành phân tích tổng hợp trên cơ sở dữ liệu thu thập được. Vào đầu tháng 6/2011, Viện sẽ tiến hành 3 cuộc đối thoại với nhân dân phường Lộc Vượng (Nam Định), với các cơ quan báo chí và các cấp quản lý, nhà khoa học trước khi đưa ra mô hình hóa cụ thể cho Lễ hội Đền Trần.
Ngày 15/6, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để trình lên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định để cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cùng xem xét, đưa ra kết luận thích hợp./.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đến từ nhiều tỉnh, thành phố có tổ chức lễ hội đều thống nhất với đánh giá: Sau 3 tháng thực hiện Công điện 162, việc tổ chức, quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt, cụ thể.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các địa phương nơi diễn ra các lễ hội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Bộ đã thành lập đoàn kiểm tra các lễ hội ở nhiều địa phương trong nước.
Các địa phương cũng rà soát kỹ kế hoạch tổ chức; điều chỉnh nội dung, chương trình cho phù hợp, không lãng phí, phô trương và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia lễ hội.
Các lễ hội như Yên Tử-Quảng Ninh, Đền Gióng-Hà Nội, Bái Đính-Ninh Bình... đã làm tốt công tác an ninh trật tự, không có ăn xin chèo kéo du khách, đốt đồ mã. Giao thông ở lễ hội được phân luồng phù hợp đã hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc, vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan lễ hội được nâng cao. Việc đốt đồ mã đã giảm, đặt tiền giọt dầu, công đức tùy tiện đã được nhắc nhở để nhân dân thực hiện đúng quy định.
Tuy nhiên, đại diện các địa phương cũng như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong việc tổ chức, quản lý lễ hội. Cụ thể, với các lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn như lễ hội Đền Trần, Hội Lim... luôn thu hút số lượng rất đông người dân tham gia; mặc dù Ban tổ chức đã có phương án về giao thông, cấp cứu, đảm bảo an toàn cho nhân dân nhưng vẫn không tránh được cảnh chen lấn, xô đẩy, nhất là ở lễ hội Đền Trần.
Việc rải tiền, đặt tiền lễ tùy tiện, cố tình đưa đồ mã, đốt đồ mã ở lễ hội vẫn còn mặc dù Ban quản lý đã cố gắng nhắc nhở, tuyên truyền. Nguồn thu, chi ở các lễ hội chưa có văn bản điều chỉnh, do đó việc quản lý nguồn thu công đức, giọt dầu chưa thống nhất, minh bạch do nhiều chủ thể cùng quản lý đã gây mâu thuẫn về lợi ích.
Một vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm là việc có nên tiếp tục phát ấn ở Lễ hội Đền Trần (Nam Định) nữa hay không cũng được nhắc tới tại hội nghị này. Tiến sỹ Lương Hồng Quang, đại diện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu trình bộ xem xét, kết luận) cho biết, Lễ hội Đền Trần là một lễ hội tái tạo truyền thống xưa hiện có những mâu thuẫn, mặt được, mặt chưa được cần được xử lý lại. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đang tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học để có thêm thông tin đa chiều cần thiết.
Việc khảo sát tiến hành với 800 người dân ở Nam Định; khảo sát trên các phương tiện truyền thông; khảo sát về tài chính với công tác quản lý Quỹ, công đức; khảo sát với các cơ quan quản lý, nhà khoa học.
Việc khảo sát này sẽ hoàn tất vào ngày 20/5, sau đó Viện sẽ tiến hành phân tích tổng hợp trên cơ sở dữ liệu thu thập được. Vào đầu tháng 6/2011, Viện sẽ tiến hành 3 cuộc đối thoại với nhân dân phường Lộc Vượng (Nam Định), với các cơ quan báo chí và các cấp quản lý, nhà khoa học trước khi đưa ra mô hình hóa cụ thể cho Lễ hội Đền Trần.
Ngày 15/6, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để trình lên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định để cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cùng xem xét, đưa ra kết luận thích hợp./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)