Ngày 9/6, Tổng tham mưu trưởng quân đội Libya, Trung tướng Yousef al-Mangoush, đã quyết định từ chức, một ngày sau khi xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và một nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ tại thành phố Benghazi.
Ông Mangoush từng bị dư luận chỉ trích vì đã ủng hộ và hợp pháp hóa cho các nhóm vũ trang xuất thân từ lực lượng nổi dậy chống chính quyền của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi
Quyết định từ chức của ông Mangoush đã được thông báo tại một phiên họp kín của Quốc hội Libya nhằm làm dịu tình hình sau vụ đụng độ ngày 8/6 ở Benghazi khiến 31 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Quốc hội Libya đã chấp thuận đề nghị từ chức này.
Trong một động thái liên quan, Quốc hội Libya cũng đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc dùng vũ lực, nhằm chấm dứt sự tồn tại của các nhóm vũ trang bất hợp pháp.
Theo đó, chính phủ có hai tuần để đệ trình kế hoạch giải tán các nhóm vũ trang có liên hệ với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, đồng thời thu nhận thành viên các nhóm này trong lực lượng an ninh chính quy.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Libya Jomaa Atiga, hạn chót hoàn thành kế hoạch này là trước thời điểm cuối năm nay. Ngoài ra, Quốc hội Libya cũng tuyên bố quốc tang 3 ngày tưởng niệm các nạn nhân vụ đụng độ bạo lực ở Benghazi và cử Phó tổng tham mưu trưởng Salem Al Gnaidy tạm thay thế ông Mangoush cho tới khi chính thức bổ nhiệm được người khác.
Trước đó, ngày 8/6, đụng độ nổ ra khi hàng chục người biểu tình có vũ trang tấn công một căn cứ của lữ đoàn "Lá chắn Libya" - một nhóm vũ trang hiện nằm dưới sự kiểm soát của quân đội - yêu cầu lữ đoàn này hạ vũ khí.
Kể từ sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ hồi tháng 10/2011, Chính phủ Libya vẫn chưa thể giải giáp và giải tán các nhóm nổi dậy trước đây, cũng như chưa thành lập được lực lượng cảnh sát và quân đội chuyên nghiệp mới. Thay vào đó, chính phủ này lại tìm cách hợp pháp hóa một số nhóm vũ trang bất chấp sự phản đối của đông đảo người dân./.
Ông Mangoush từng bị dư luận chỉ trích vì đã ủng hộ và hợp pháp hóa cho các nhóm vũ trang xuất thân từ lực lượng nổi dậy chống chính quyền của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi
Quyết định từ chức của ông Mangoush đã được thông báo tại một phiên họp kín của Quốc hội Libya nhằm làm dịu tình hình sau vụ đụng độ ngày 8/6 ở Benghazi khiến 31 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Quốc hội Libya đã chấp thuận đề nghị từ chức này.
Trong một động thái liên quan, Quốc hội Libya cũng đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ thực hiện mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc dùng vũ lực, nhằm chấm dứt sự tồn tại của các nhóm vũ trang bất hợp pháp.
Theo đó, chính phủ có hai tuần để đệ trình kế hoạch giải tán các nhóm vũ trang có liên hệ với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, đồng thời thu nhận thành viên các nhóm này trong lực lượng an ninh chính quy.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Libya Jomaa Atiga, hạn chót hoàn thành kế hoạch này là trước thời điểm cuối năm nay. Ngoài ra, Quốc hội Libya cũng tuyên bố quốc tang 3 ngày tưởng niệm các nạn nhân vụ đụng độ bạo lực ở Benghazi và cử Phó tổng tham mưu trưởng Salem Al Gnaidy tạm thay thế ông Mangoush cho tới khi chính thức bổ nhiệm được người khác.
Trước đó, ngày 8/6, đụng độ nổ ra khi hàng chục người biểu tình có vũ trang tấn công một căn cứ của lữ đoàn "Lá chắn Libya" - một nhóm vũ trang hiện nằm dưới sự kiểm soát của quân đội - yêu cầu lữ đoàn này hạ vũ khí.
Kể từ sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ hồi tháng 10/2011, Chính phủ Libya vẫn chưa thể giải giáp và giải tán các nhóm nổi dậy trước đây, cũng như chưa thành lập được lực lượng cảnh sát và quân đội chuyên nghiệp mới. Thay vào đó, chính phủ này lại tìm cách hợp pháp hóa một số nhóm vũ trang bất chấp sự phản đối của đông đảo người dân./.
(TTXVN)