Trong khi cơ quan quản lý vẫn đang "mướt mồ hôi" tìm sức bật trong cuộc đua hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với nhiều nước trong khu vực thì vấn đề khác được dư luận nhắc tới là chất lượng dòng FDI đổ vào Việt Nam sẽ được quản lý ra sao, để tránh tình trạng "cấp phép ào ạt rồi mất công đi thu hồi."
Đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu khẳng định sẽ nhận được sự quan tâm kỹ càng trong thời gian tới. Ngoài việc ưu đãi cho các dự án có sức tác động lớn, cơ quan chức năng sẽ thẩm định và cấp phép các dự án ngoại một cách kỹ càng hơn.
Thứ trưởng Đào Quang Thu đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+ cụ thể hơn về vấn đề thu hút và quản lý vốn FDI đang được dư luận quan tâm.
[Việt Nam đang tụt hậu trong thu hút nguồn vốn FDI]
- Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Thậm chí, nếu so sánh về mức độ hấp dẫn vốn FDI với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Điều này tạo áp lực thế nào trong việc thu hút vốn FDI thời gian tới, thưa ông?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Đúng là trong thời gian qua, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài có giảm nhưng nguồn vốn này trong vài năm qua vẫn giữ ổn định ở mức 10-11 tỷ USD/năm. Tôi cho rằng điều này là khá tốt.
Hiện Việt Nam vẫn được đánh giá là 1 trong 11 nước và vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư hấp dẫn. Tôi thấy rằng, việc cạnh tranh hút vốn FDI với các nước đang phát triển có nhu cầu vốn cao như Indonesia, Thái Lan, Myanmar là đương nhiên. Việc cạnh tranh trên thực tế là áp lực đòi hỏi chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư cả về chính sách vĩ mô lẫn những giải pháp cụ thể.
- Trong định hướng thu hút vốn FDI, chúng ta đang hướng tới các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc hơn. Điều này theo ông có ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Tôi cho rằng giữa cải thiện môi trường đầu tư và định hướng khuyến khích thu hút đầu tư vào các dự án có chọn lọc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, là không mâu thuẫn.
Môi trường đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có những mặt như tình hình chính trị xã hội có ổn định không, thủ tục hành chính chúng ta đơn giản gọn nhẹ, bớt chi phí cho nhà đầu tư ra sao. Đặc biệt, tôi nghĩ rằng chính sách của chúng ta phải nhất quán thì mới thực sự tạo môi trường thuận lợi.
Thời gian tới, định hướng sẽ là thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Theo nghị quyết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ, để thu hút vốn vào lĩnh vực này thì chúng ta cần cải thiện, sửa lại tiêu chí, ưu đãi cho những dự án này.
Thậm chí, với những dự án lớn, có sức tác động tới kinh tế, xã hội thì chúng ta có thể sẵn sàng đàm phán với nhà đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài.
- Thời gian qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng về những bất cập trong với các dự án, doanh nghiệp FDI như tình trạng doanh nghiệp chuyển giá để trốn thuế hay các dự án chậm tiến độ. Việc này sẽ được cải thiện ra sao thời gian tới, thưa ông?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Đây là vấn đề không phải chỉ trong nước mà là vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng tôi theo dõi thấy, không phải tất cả các doanh nghiệp làm ăn giả dối mà chỉ một số ít. Về việc chống chuyển giá, Chính phủ cũng đang giao cơ quan chức năng có biện pháp đề xuất để đảm bảo hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Với những dự án chậm tiến độ, hiện luật pháp cũng đã quy định về vấn đề này. Những dự án bị chậm tới một thời gian nhất định không triển khai phải bị thu hồi. Về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi một mặt sẽ tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án nước ngoài. Với những dự án nào thấy không thể triển khai được thì chắc chắn sẽ có biện pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng như trước.
- Được biết, Nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ. Ông có hy vọng gì về những giải pháp trong việc thu hút và quản lý vốn FDI được đưa ra trong Nghị quyết trên?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Tôi nghĩ rằng, sau 25 năm thu hút vốn FDI, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả nhưng cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nghị quyết lần này có thể là cột mốc, là chuyển hướng mới trong tư duy thu hút đầu tư nước ngoài.
Ví dụ như việc quản lý phân cấp trong cấp phép đầu tư với dự án FDI. Chính từ việc các địa phương được chủ động cấp phép với các dự án mà chúng ta thu hút được lượng FDI lớn. Thế nhưng điều này cũng có mặt trái. Trong đó, nhiều dự án phù hợp với lợi ích của địa phương nhưng chưa hẳn hợp với lợi ích quốc gia.
Bởi vậy, trong Nghị quyết lần này, chúng tôi kiến nghị với những dự án lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tổng hợp và đưa ra thêm ý kiến bên cạnh đánh giá của địa phương. Từ đó, Chính phủ sẽ có thêm một cơ sở để đưa ra quyết định chắc chắn hơn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị giải pháp về quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư để có thể lựa chọn dự án tốt và đảm bảo nghĩa vụ triển khai dự án theo tiến độ.
Đó là quy trình 2 bước. Bước 1 là cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tiêu chí đơn giản và thủ tục nhanh chóng, trong đó nhà đầu tư phải cam kết về tiến độ dự án, công nghệ sử dụng. Bước 2 là cấp giấy chứng nhận chính thức sau khi nhà đầu tư hoàn thành toàn bộ hoặc từng giai đoạn của dự án. Cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào việc triển khai dự án thực tế của nhà đầu tư để cấp giấy chứng nhận và xác định ưu đãi đầu tư.
- Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!
Đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu khẳng định sẽ nhận được sự quan tâm kỹ càng trong thời gian tới. Ngoài việc ưu đãi cho các dự án có sức tác động lớn, cơ quan chức năng sẽ thẩm định và cấp phép các dự án ngoại một cách kỹ càng hơn.
Thứ trưởng Đào Quang Thu đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+ cụ thể hơn về vấn đề thu hút và quản lý vốn FDI đang được dư luận quan tâm.
[Việt Nam đang tụt hậu trong thu hút nguồn vốn FDI]
- Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Thậm chí, nếu so sánh về mức độ hấp dẫn vốn FDI với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Điều này tạo áp lực thế nào trong việc thu hút vốn FDI thời gian tới, thưa ông?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Đúng là trong thời gian qua, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài có giảm nhưng nguồn vốn này trong vài năm qua vẫn giữ ổn định ở mức 10-11 tỷ USD/năm. Tôi cho rằng điều này là khá tốt.
Hiện Việt Nam vẫn được đánh giá là 1 trong 11 nước và vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư hấp dẫn. Tôi thấy rằng, việc cạnh tranh hút vốn FDI với các nước đang phát triển có nhu cầu vốn cao như Indonesia, Thái Lan, Myanmar là đương nhiên. Việc cạnh tranh trên thực tế là áp lực đòi hỏi chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư cả về chính sách vĩ mô lẫn những giải pháp cụ thể.
- Trong định hướng thu hút vốn FDI, chúng ta đang hướng tới các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc hơn. Điều này theo ông có ảnh hưởng tới sức hấp dẫn của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Tôi cho rằng giữa cải thiện môi trường đầu tư và định hướng khuyến khích thu hút đầu tư vào các dự án có chọn lọc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, là không mâu thuẫn.
Môi trường đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có những mặt như tình hình chính trị xã hội có ổn định không, thủ tục hành chính chúng ta đơn giản gọn nhẹ, bớt chi phí cho nhà đầu tư ra sao. Đặc biệt, tôi nghĩ rằng chính sách của chúng ta phải nhất quán thì mới thực sự tạo môi trường thuận lợi.
Thời gian tới, định hướng sẽ là thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Theo nghị quyết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ, để thu hút vốn vào lĩnh vực này thì chúng ta cần cải thiện, sửa lại tiêu chí, ưu đãi cho những dự án này.
Thậm chí, với những dự án lớn, có sức tác động tới kinh tế, xã hội thì chúng ta có thể sẵn sàng đàm phán với nhà đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài.
- Thời gian qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng về những bất cập trong với các dự án, doanh nghiệp FDI như tình trạng doanh nghiệp chuyển giá để trốn thuế hay các dự án chậm tiến độ. Việc này sẽ được cải thiện ra sao thời gian tới, thưa ông?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Đây là vấn đề không phải chỉ trong nước mà là vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng tôi theo dõi thấy, không phải tất cả các doanh nghiệp làm ăn giả dối mà chỉ một số ít. Về việc chống chuyển giá, Chính phủ cũng đang giao cơ quan chức năng có biện pháp đề xuất để đảm bảo hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Với những dự án chậm tiến độ, hiện luật pháp cũng đã quy định về vấn đề này. Những dự án bị chậm tới một thời gian nhất định không triển khai phải bị thu hồi. Về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi một mặt sẽ tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án nước ngoài. Với những dự án nào thấy không thể triển khai được thì chắc chắn sẽ có biện pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng như trước.
- Được biết, Nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ. Ông có hy vọng gì về những giải pháp trong việc thu hút và quản lý vốn FDI được đưa ra trong Nghị quyết trên?
Thứ trưởng Đào Quang Thu: Tôi nghĩ rằng, sau 25 năm thu hút vốn FDI, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả nhưng cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nghị quyết lần này có thể là cột mốc, là chuyển hướng mới trong tư duy thu hút đầu tư nước ngoài.
Ví dụ như việc quản lý phân cấp trong cấp phép đầu tư với dự án FDI. Chính từ việc các địa phương được chủ động cấp phép với các dự án mà chúng ta thu hút được lượng FDI lớn. Thế nhưng điều này cũng có mặt trái. Trong đó, nhiều dự án phù hợp với lợi ích của địa phương nhưng chưa hẳn hợp với lợi ích quốc gia.
Bởi vậy, trong Nghị quyết lần này, chúng tôi kiến nghị với những dự án lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tổng hợp và đưa ra thêm ý kiến bên cạnh đánh giá của địa phương. Từ đó, Chính phủ sẽ có thêm một cơ sở để đưa ra quyết định chắc chắn hơn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị giải pháp về quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư để có thể lựa chọn dự án tốt và đảm bảo nghĩa vụ triển khai dự án theo tiến độ.
Đó là quy trình 2 bước. Bước 1 là cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tiêu chí đơn giản và thủ tục nhanh chóng, trong đó nhà đầu tư phải cam kết về tiến độ dự án, công nghệ sử dụng. Bước 2 là cấp giấy chứng nhận chính thức sau khi nhà đầu tư hoàn thành toàn bộ hoặc từng giai đoạn của dự án. Cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào việc triển khai dự án thực tế của nhà đầu tư để cấp giấy chứng nhận và xác định ưu đãi đầu tư.
- Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!
Nhóm PV (Vietnam+)