Vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, tại Khu Hoàng thành Thăng Long sẽ trưng bày và giới thiệu một số di vật đặc trưng của di tích.
Phương án trên đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo và Chủ tịch Viện Khoa xã hội Việt Nam Đỗ Hoài Nam cơ bản thống nhất tại cuộc họp chiều 31/3 bàn về việc trưng bày một phần di vật tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là một trong 10 di tích đặc biệt quốc gia và được đề cử để UNESCO bình chọn là di sản văn hóa thế giới trong năm 2010.
Theo các chuyên gia lịch sử và khảo cổ, bước đầu nghiên cứu quần thể di tích này đã hé lộ những giá trị văn hóa đặc biệt.
Đây là trung tâm giao thoa giữa các nền văn hóa Trung Quốc-Ấn Độ, kéo dài liên tục 13 thế kỷ, là trung tâm đầu não hành chính quốc gia từ các triều đại phong kiến Lý-Trần tới thời đại Hồ Chí Minh.
Việc trưng bày này phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân muốn tìm hiểu về khu di tích này. Trước mắt, thành phố sẽ chỉnh trang sơ bộ cảnh quan vòng ngoài, đường dẫn khách ra vào…
Do là một điểm du lịch đặc biệt nên các đơn vị chức năng cần xây dựng kế hoạch cẩn trọng, chất lượng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai, sớm đón nhân dân Thủ đô và du khách trong và ngoài nước tới tham quan khu di tích./.
Phương án trên đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo và Chủ tịch Viện Khoa xã hội Việt Nam Đỗ Hoài Nam cơ bản thống nhất tại cuộc họp chiều 31/3 bàn về việc trưng bày một phần di vật tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là một trong 10 di tích đặc biệt quốc gia và được đề cử để UNESCO bình chọn là di sản văn hóa thế giới trong năm 2010.
Theo các chuyên gia lịch sử và khảo cổ, bước đầu nghiên cứu quần thể di tích này đã hé lộ những giá trị văn hóa đặc biệt.
Đây là trung tâm giao thoa giữa các nền văn hóa Trung Quốc-Ấn Độ, kéo dài liên tục 13 thế kỷ, là trung tâm đầu não hành chính quốc gia từ các triều đại phong kiến Lý-Trần tới thời đại Hồ Chí Minh.
Việc trưng bày này phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân muốn tìm hiểu về khu di tích này. Trước mắt, thành phố sẽ chỉnh trang sơ bộ cảnh quan vòng ngoài, đường dẫn khách ra vào…
Do là một điểm du lịch đặc biệt nên các đơn vị chức năng cần xây dựng kế hoạch cẩn trọng, chất lượng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai, sớm đón nhân dân Thủ đô và du khách trong và ngoài nước tới tham quan khu di tích./.
Thanh Bình (Vietnam+)