Theo Tân Hoa xã, các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện một di tích cổ, có từ hàng nghìn năm trước, ở Khu tự trị Choang Quảng Tây, miền Nam nước này trong khi nghiên cứu khảo sát lưu vực sông Tả Giang.
Các nhà khảo cổ tìm được một hang động diện tích khoảng 120m2, ở độ cao 10m so với mực nước, có niên đại trong khoảng thời gian giữa Kỳ đồ đá mới và triều Chu (1.100 trước Công nguyên đến 771 trước Công nguyên).
Theo nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ và bảo tồn Quảng Tây, bước đầu các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều đồ gốm, công cụ đá cũng như những công cụ làm bằng xương và vỏ sò.
Lần đầu tiên ở một di tích cổ tại Quảng Tây như vậy, người ta tìm thấy được một thanh kiếm làm bằng xương và những công cụ dạng cưa bằng vỏ sò. Nhóm nghiên cứu cho rằng thanh kiếm bằng xương có thể được sử dụng trong tế lễ như một biểu tượng về quyền lực. Trong khi đó, những công cụ dạng cưa bằng vỏ sò có thể được dùng để cắt thực phẩm hoặc đánh vảy cá.
Di tích cổ trên và các phát hiện từ đó sẽ cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của khu vực./.
Các nhà khảo cổ tìm được một hang động diện tích khoảng 120m2, ở độ cao 10m so với mực nước, có niên đại trong khoảng thời gian giữa Kỳ đồ đá mới và triều Chu (1.100 trước Công nguyên đến 771 trước Công nguyên).
Theo nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ và bảo tồn Quảng Tây, bước đầu các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều đồ gốm, công cụ đá cũng như những công cụ làm bằng xương và vỏ sò.
Lần đầu tiên ở một di tích cổ tại Quảng Tây như vậy, người ta tìm thấy được một thanh kiếm làm bằng xương và những công cụ dạng cưa bằng vỏ sò. Nhóm nghiên cứu cho rằng thanh kiếm bằng xương có thể được sử dụng trong tế lễ như một biểu tượng về quyền lực. Trong khi đó, những công cụ dạng cưa bằng vỏ sò có thể được dùng để cắt thực phẩm hoặc đánh vảy cá.
Di tích cổ trên và các phát hiện từ đó sẽ cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của khu vực./.
(TTXVN)