Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá

Với khoảng cách rất gần Thủ đô Hà Nội, du khách có thể tìm về làng nghề Tất Viên tại xã Thủ Sỹ (Hưng Yên) để khám phá bức tranh thôn quê yên bình với hoạt động đan đó lâu đời.
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 1Nằm cách thành phố Hưng Yên khoảng 7km, làng Tất Viên nổi tiếng khắp vùng bởi nghề truyền thống đan đó đã ngót nghét hơn 2 thế kỷ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 2Gắn liền với hoạt động nông nghiệp, người nông dân đã phát minh ra nhiều loại nông cụ để đánh bắt cá, tôm. Đây là một loại dung cụ truyền thống của nhiều nhà nông ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 3Chẳng hiểu nghề đan rọ, đó ‘thấm’ vào mỗi người dân ở đây theo cách nào mà ở Tất Viên, tất cả già, trẻ, gái, trai đều có thể đan rọ, đó. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 4Nguyên liệu chính để tạo thành một chiếc đó chỉ gồm tre, nứa đan lại với nhau. Không dừng lại ở công việc, đan đó trở thành cái ‘cớ’ để người già ngồi tâm sự chuyện cũ, gắn kết tình làng nghĩa xóm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 5Người dân nơi chia sẻ, để tạo ra một chiếc đó đẹp, tròn và đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường, bước quan trọng nhất là chọn tre, nứa già mới có thể đan được những chiếc đó chắc chắn, bền đẹp... (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 6Vì xã hội phát triển nên những nông cụ truyền thống ít dùng vào việc để đánh bắt cá, tôm như trước đây. Tuy nhiên, những chiếc đó lại được sử dụng trong trang trí mỹ thuật hay nội thất. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 7Những sản phẩm làm ra hiện nay không theo kích cỡ phục vụ nhu cầu đánh bắt mà làm nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau dành cho trang trí. Trong ảnh là những chiếc nơm đủ kích thước để khách hàng lựa chọn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 8Cụ Lương Sơn Bạc đã gắn bó với nghề cả một đời người, có lúc tưởng chừng như nghề sắp bị mai một nhưng rất may đã chuyển hướng sang sản xuất để làm đồ trang trí. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 9Chị Ngọt - một người dân trong làng chia sẻ thêm: 'Tranh thủ những lúc nhàn rỗi vẫn qua nhà cụ để đan đó, vừa có thêm thu nhập vừa có cơ hội giữ được tay nghề.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 10Những người cao tuổi đôi tay vẫn thoăn thoắt đường nan, vừa làm vừa kể chuyện cho lớp trẻ, tạo môi trường tiếp xúc nghề từ khi còn tấm bé. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 11Một người thợ cứng nghề có thể đan xong một chiếc đó trong vòng 60 phút. Sau đó đem phơi ngoài nắng hoặc đem treo gác bếp hun khói để tăng độ bền cho sản phẩm. Khi đó ngả vàng sậm thì có thể xuất hàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 12Bên cạnh sản phẩm đó mang thương hiệu làng nghề, người dân còn sản xuất thêm những ngư cụ truyền thống khác để làm đa dạng mặt hàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 13Những chiếc đó được đan rất đều, bền chắc và có thể dùng vài năm mới hỏng được buộc thành từng chùm lớn như một bông hoa khổng lồ trên chiếc xe chở đó. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Về thăm làng đó 200 năm tuổi: Khi những chiếc đó không dùng để bắt cá ảnh 14Trước đây, đó chỉ là một ngư cụ bình dân những giờ đây nó đã trở thành sản phẩm được ựa chuộng trong thiết kế nội thất, trang trí mỹ thuật để tạo nên một không gian cho những ai hoài cổ về kí ức thôn quê. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục