Nhiều năm nay Udon Thani được ví như là “thủ đô của cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan,” vì tỉnh có số kiều dân gốc Việt lên tới trên 10.000 người cùng một khu di tích có giá trị lịch sử lớn gắn liền với Hồ Chủ tịch.
Hội người Việt Nam trong tỉnh và bà con Việt kiều ở Thái Lan là những người đã có công lớn trong việc kiến lập Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm phát triển nơi ghi dấu chân Bác Hồ trong hành trình tìm đường cứu nước thành địa danh du lịch lịch sử hấp dẫn.
Theo ông Lê Văn Yên và các anh chị Hội người Việt Nam trong tỉnh, từ sáng kiến đề xuất của Tỉnh trưởng Udon Thani (nhiệm kỳ 2002-2005) và nhận thấy khu đất Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có thời gian hoạt động ở đó vẫn để trống, đại diện Việt kiều ta đã họp bàn chuyện mua mảnh đất để lập khu di tích tưởng niệm Bác Hồ. Sau đó, Hội kiều bào đã gửi văn bản xin ý kiến Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và được Đại sứ quán chuyển đề xuất về nước xin ý kiến chỉ đạo.
Hội cũng liên hệ với tỉnh trưởng Udon Thani thời đó để bàn vấn đề liên quan và được chính quyền tỉnh ủng hộ, đồng ý cho Việt kiều ta mua miếng đất để xây dựng. Bà con Việt kiều trong tỉnh đóng góp phần lớn số tiền dùng mua mảnh đất ước rộng khoảng 4 rai (1 rai = 1.600m2) ở làng Nọng Ổn (làng Nọng Hang hiện nay, xã Xiêng Phin), cách Băngcốc 600 km về phía đông bắc.
Tại trụ sở của Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, ông Lê Văn Yên, nguyên là chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh này, cho biết: “Hiện có khoảng 1.200-1.500 gia đình Việt kiều với trên 10.000 thành viên trong tỉnh. Công việc làm ăn của bà con chủ yếu là kinh doanh, buôn bán quần áo, hoa quả, thực phẩm, trong đó có các món ăn của Việt Nam.”
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng lập cạnh Trại Cưa - địa điểm mà ngày trước Bác Hồ đã từng ở và vận động, tuyên truyền cách mạng cho các thanh niên kiều bào yêu nước thời bấy giờ. Được dựng lại theo theo lời kể của một số nhân chứng Việt kiều và giới chức trách Thái đã từng chứng kiến cách đây trên 80 năm, khu di tích mô phỏng cảnh quan giống ngôi nhà vườn ngày xưa Bác đã từng ở và làm việc trong thời gian hoạt động cách mạng.
Nổi bật trong khu di tích là ngôi nhà tranh ba gian, trong đó có những đồ dùng mà Bác Hồ đã sử dụng như giường ngủ, bàn ghế mộc mạc, đơn sơ. Nhà ngụ ở phía bên phải từ cổng chính đi vào, với gian chính là nơi hội họp có bàn ghế gỗ ở chính giữa. Buồng nơi bác nghỉ chỉ có giường ngủ và một ít đồ đạc đơn sơ, giản dị song rất đỗi gần gũi thân thuộc.
Cách không xa gian bếp gần giếng nước trong vườn rau có hàng rào cây xanh là kho để thóc lúa kiểu nhà sàn gỗ được mua về để đưa về phục dựng. Tất cả đều mang dáng dấp, hình bóng quê hương, làng xóm Việt Nam và khá sống động dù 80 năm đã trôi qua.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã từ châu Âu đến đây hoạt động vào năm 1928/29, chủ trương mở rộng tổ chức và củng cố cơ sở quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, khơi dậy tinh thần yêu nước trong cộng đồng bà con kiều bào. Những hoạt động và đời sống sinh hoạt giản dị của Người đã cổ vũ tinh thần yêu nước trong kiều bào và gây dựng tình cảm thân thiết hơn của nhân dân Thái Lan đối với Bác và cách mạng Việt Nam.
Với việc có thêm phòng trưng bày các hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ cũng như về cuộc sống sinh hoạt của bà con Việt kiều và mối quan hệ Việt-Thái trong tòa nhà đa năng khang trang vừa mới được khánh thành trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2011, khu di tích đồng thời cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu học tập lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của Việt Nam; góp phần tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.
Hội người Việt Nam trong tỉnh và bà con Việt kiều ở Thái Lan là những người đã có công lớn trong việc kiến lập Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm phát triển nơi ghi dấu chân Bác Hồ trong hành trình tìm đường cứu nước thành địa danh du lịch lịch sử hấp dẫn.
Theo ông Lê Văn Yên và các anh chị Hội người Việt Nam trong tỉnh, từ sáng kiến đề xuất của Tỉnh trưởng Udon Thani (nhiệm kỳ 2002-2005) và nhận thấy khu đất Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có thời gian hoạt động ở đó vẫn để trống, đại diện Việt kiều ta đã họp bàn chuyện mua mảnh đất để lập khu di tích tưởng niệm Bác Hồ. Sau đó, Hội kiều bào đã gửi văn bản xin ý kiến Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và được Đại sứ quán chuyển đề xuất về nước xin ý kiến chỉ đạo.
Hội cũng liên hệ với tỉnh trưởng Udon Thani thời đó để bàn vấn đề liên quan và được chính quyền tỉnh ủng hộ, đồng ý cho Việt kiều ta mua miếng đất để xây dựng. Bà con Việt kiều trong tỉnh đóng góp phần lớn số tiền dùng mua mảnh đất ước rộng khoảng 4 rai (1 rai = 1.600m2) ở làng Nọng Ổn (làng Nọng Hang hiện nay, xã Xiêng Phin), cách Băngcốc 600 km về phía đông bắc.
Tại trụ sở của Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, ông Lê Văn Yên, nguyên là chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh này, cho biết: “Hiện có khoảng 1.200-1.500 gia đình Việt kiều với trên 10.000 thành viên trong tỉnh. Công việc làm ăn của bà con chủ yếu là kinh doanh, buôn bán quần áo, hoa quả, thực phẩm, trong đó có các món ăn của Việt Nam.”
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng lập cạnh Trại Cưa - địa điểm mà ngày trước Bác Hồ đã từng ở và vận động, tuyên truyền cách mạng cho các thanh niên kiều bào yêu nước thời bấy giờ. Được dựng lại theo theo lời kể của một số nhân chứng Việt kiều và giới chức trách Thái đã từng chứng kiến cách đây trên 80 năm, khu di tích mô phỏng cảnh quan giống ngôi nhà vườn ngày xưa Bác đã từng ở và làm việc trong thời gian hoạt động cách mạng.
Nổi bật trong khu di tích là ngôi nhà tranh ba gian, trong đó có những đồ dùng mà Bác Hồ đã sử dụng như giường ngủ, bàn ghế mộc mạc, đơn sơ. Nhà ngụ ở phía bên phải từ cổng chính đi vào, với gian chính là nơi hội họp có bàn ghế gỗ ở chính giữa. Buồng nơi bác nghỉ chỉ có giường ngủ và một ít đồ đạc đơn sơ, giản dị song rất đỗi gần gũi thân thuộc.
Cách không xa gian bếp gần giếng nước trong vườn rau có hàng rào cây xanh là kho để thóc lúa kiểu nhà sàn gỗ được mua về để đưa về phục dựng. Tất cả đều mang dáng dấp, hình bóng quê hương, làng xóm Việt Nam và khá sống động dù 80 năm đã trôi qua.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã từ châu Âu đến đây hoạt động vào năm 1928/29, chủ trương mở rộng tổ chức và củng cố cơ sở quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, khơi dậy tinh thần yêu nước trong cộng đồng bà con kiều bào. Những hoạt động và đời sống sinh hoạt giản dị của Người đã cổ vũ tinh thần yêu nước trong kiều bào và gây dựng tình cảm thân thiết hơn của nhân dân Thái Lan đối với Bác và cách mạng Việt Nam.
Với việc có thêm phòng trưng bày các hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ cũng như về cuộc sống sinh hoạt của bà con Việt kiều và mối quan hệ Việt-Thái trong tòa nhà đa năng khang trang vừa mới được khánh thành trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2011, khu di tích đồng thời cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu học tập lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của Việt Nam; góp phần tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)