Vụ bắt cóc tại Sydney: Các công ty bị ảnh hưởng được bồi thường

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ vụ bắt giữ con tin tại quảng trường Martin Place có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau khi Bộ trưởng Ngân khố Australia Hockey tuyên bố đó là một “vụ khủng bố."

(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)
(Ảnh: Quang Minh/Sydney)

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ vụ bắt giữ con tin tại quảng trường Martin Place sẽ có thể yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau khi Bộ trưởng Ngân khố Australia Joe Hockey tuyên bố vụ việc này là một “vụ khủng bố.”

Theo ông Joe Hockey, vụ bắt giữ con tin này là một hành vi khủng bố theo Đạo luật Bảo hiểm Khủng bố (TIA). Như vậy, các công ty bảo hiểm sẽ không thể từ chối đề nghị bồi thường của các doanh nghiệp liên quan trong vụ việc này.

Nhiều khu vực trong trung tâm thành phố Sydney đã bị phong tỏa trong thời gian xảy ra vụ bắt giữ con tin dẫn tới một số doanh nghiệp bị tổn thất. Do vậy, quyết định của ông Hockey được đưa ra nhằm giúp họ được hỗ trợ phần nào nhờ bồi thường bảo hiểm.

Trong hợp đồng của một số công ty bảo hiểm có những điều khoản giúp họ không phải đền bù trong trường hợp liên quan đến khủng bố. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngân khố Australia có thể sử dụng đạo luật TIA để vô hiệu hóa những điều khoản này thông qua việc xác nhận một sự kiện là khủng bố.

Theo ước tính ban đầu, số tiền bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp trong vụ này lên hơn 600.000 AUD (khoảng 492.960 USD).

Do số tiền này không quá lớn nên các công ty bảo hiểm sẽ khó có thể yêu cầu Quỹ Tái bảo hiểm Australia (ARPC) thanh toán khoản tiền này.

ARPC là một cơ quan chính phủ được thành lập sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, có nhiệm vụ xem xét thanh toán các khoản đền bù cho các công ty bảo hiểm tại Australia trong trường hợp liên quan đến khủng bố./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục