80 du học sinh Lào, Campuchia tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam

Hoạt động tham quan các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ trên địa bàn TP.HCM giúp các sinh viên Lào, Campuchia hiểu được giá trị của hòa bình, để học tập tốt hơn, sau này phục vụ cho đất nước của mình.
80 du học sinh Lào, Campuchia tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam ảnh 1Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về ngăn chứa bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn giấu trong tường. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Ngày 2/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình hành trình "Theo dòng lịch sử- Biệt động Sài Gòn" cho các sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh tham quan các di tích lịch sử gắn liền với lực lượng Biệt động thành Sài Gòn, nhân dịp đón Tết cổ truyền Bupimay của dân tộc Lào và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey của dân tộc Khmer, hướng tới kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2023).

Hơn 80 lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một số sinh viên là con đỡ đầu của các gia đình Việt Nam tại Thành phố được đến tham quan tại 3 địa chỉ "đỏ" nơi lưu giữ những vết tích, kỷ vật của lực lượng chiến sỹ Biệt động Sài Gòn đã làm nên những chiến công hào hùng trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Tại điểm di tích "Hầm vũ khí Biệt động Sài Gòn," "Hộp thư bí mật và hầm nổi Biệt động Sài gòn" và "Bảo tàng Tình báo Biệt động Sài Gòn- Gia Định," các sinh viên Lào và Campuchia đã được tận mắt chứng kiến những dấu tích, kỷ vật của lực lượng Biệt động và trải nghiệm công nghệ trực quan giới thiệu về đội quân Biệt động Sài Gòn.

Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết chương trình được tổ chức nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Lào, Khmer và hướng tới kỷ niệm 50 năm cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc đến các tầng lớp nhân dân, trong đó, chú trọng tuyên truyền cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn Thành phố.

[Những ngôi nhà gắn kết gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia]

Đồng thời, giúp các sinh viên Lào, Campuchia hiểu được tình đất và tình người nơi các sinh viên đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo ông Hồ Xuân Lâm, hoạt động này còn tạo môi trường cho sinh viên Lào, Campuchia có điều kiện tham gia trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ trên địa bàn Thành phố, giúp các sinh viên Lào, Campuchia hiểu được giá trị của hòa bình, để học tập tốt, sau này phục vụ cho đất nước của mình.

Bên cạnh đó, hoạt động về nguồn này cũng giúp các sinh viên Lào, Campuchia đang được các gia đình Việt Nam đỡ đầu hiểu biết, gắn bó hơn với Thành phố Hồ Chí Minh - quê hương thứ hai của các sinh viên.

Qua đó, sau khi trở về quê hương phục vụ cho đất nước mình, các sinh viên luôn nhớ về những gia đình Việt Nam đã cùng với các em chia ngọt, sẻ bùi trong thời gian học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành những hạt nhân tích cực vun đắp cho tình hữu nghị giữa nhân dân Lào, Campuchia với nhân dân Việt Nam.

80 du học sinh Lào, Campuchia tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam ảnh 2Lưu học sinh Lào tìm hiểu những kỷ vật từ 50 năm trước. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Anh Vilay Sayyalath, sinh viên Lào hiện học năm thứ 3 Học viện Hàng không bày tỏ sự thích thú và cảm phục với ý chí kiên cường, sáng tạo của nhân dân Việt Nam khi chứng kiến những dấu tích, kỷ vật còn lại và nghe giới thiệu về những chiến công oai hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

"Tôi thực sự hào hứng và kinh ngạc trước sự khôn ngoan và ý chí quyết tâm của những người chiến sỹ biệt động trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đây là một cơ hội quý báu để tôi hiểu thêm về lịch sử Việt Nam, thấu hiểu thêm những đức tính quý báu của người dân Việt Nam, trong đó có cha mẹ đỡ đầu của tôi," sinh viên Vilay Sayyalath cho biết./.

Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về ngăn chứa bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn giấu trong tường. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về ngăn chứa bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn giấu trong tường. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia tìm hiểu lối thoát bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn nằm trong tủ quần áo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia tìm hiểu lối thoát bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn nằm trong tủ quần áo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Lưu học sinh Lào tìm hiểu những kỷ vật từ 50 năm trước. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Lưu học sinh Lào tìm hiểu những kỷ vật từ 50 năm trước. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về kho vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về kho vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia nghe giới thiệu về lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia xem phim tư liệu về lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định tại Bảo tàng lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Các lưu học sinh Lào, Campuchia xem phim tư liệu về lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định tại Bảo tàng lực lượng Biệt động Sài Gòn. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam)

Tin cùng chuyên mục