Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 15/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, dự án Luật công an nhân dân (sửa đổi) và phương án phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Buổi làm việc chiều 15/10 cũng là buổi làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 22. Nội dung quan trọng của Phiên họp là việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung cho Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc trong tháng 10.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan và tình hình thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thống nhất dự kiến chương trình kỳ họp trình Quốc hội. Theo đó, đến nay, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo khác cho kỳ họp đã cơ bản hoàn thành.
Tại Phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015); kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015; kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (tập trung vào các nội dung: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu đầu tư công, tài chính công); sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nền kinh tế Việt Nam cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.”
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cải thiện so với năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc xử lý khoản lãi dầu, khí nước chủ nhà nộp tập trung về Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam năm 2012; việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town); việc ký Công ước chống tra tấn.
Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến các tờ trình của Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VIII trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; kế hoạch bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015 cho các dự án trụ sở làm việc của Kiểm toán Nhà nước; sửa đổi, bổ sung chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước./.
Buổi làm việc chiều 15/10 cũng là buổi làm việc cuối cùng của Phiên họp thứ 22. Nội dung quan trọng của Phiên họp là việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung cho Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc trong tháng 10.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan và tình hình thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thống nhất dự kiến chương trình kỳ họp trình Quốc hội. Theo đó, đến nay, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo khác cho kỳ họp đã cơ bản hoàn thành.
Tại Phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015); kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến hết năm 2015; kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (tập trung vào các nội dung: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu đầu tư công, tài chính công); sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nền kinh tế Việt Nam cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.”
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cải thiện so với năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc xử lý khoản lãi dầu, khí nước chủ nhà nộp tập trung về Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam năm 2012; việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town); việc ký Công ước chống tra tấn.
Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến các tờ trình của Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VIII trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; kế hoạch bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015 cho các dự án trụ sở làm việc của Kiểm toán Nhà nước; sửa đổi, bổ sung chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước./.
PV (TTXVN)