Chứng khoán châu Á hồi phục nhờ tín hiệu tốt

Tăng trưởng việc làm ở Mỹ cao hơn dự đoán và giá hàng hóa tăng trở lại đã khích lệ chứng khoán châu Á đi lên trong phiên ngày 9/5.
Tăng trưởng việc làm ở Mỹ cao hơn dự đoán và giá hàng hóa tăng trở lại đãkhích lệ chứng khoán châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 9/5.

Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua cho biết, lĩnh vực tư nhân nước này đã tạo thêm268.000 việc làm mới trong tháng 4, con số cao nhất kể từ tháng 2/2006. Tính tớisố nhân viên nhà nước bị cắt giảm, kinh tế Mỹ đã tạo thêm 244.000 việc làm trongtháng trước, cao hơn mức dự báo 185.000 của các nhà phân tích, cho thấy đà phụchồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang tiếp tục. Cùng với đó, việc giádầu và giá hàng hóa tăng trở lại sau khi sụt giảm vào tuần trước đã tạo niềm tinđể các nhà đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán.

Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng gần1%, trong khi giảm gần 3% trong tuần trước. Tuy nhiên, nhà phân tích Mark To củatập đoàn tài chính Wing Fung cho rằng mặc dù chứng khoán khu vực đã phục hồi,song còn quá sớm để khẳng định đây là khởi đầu cho xu hướng đi lên, khi các nhàđầu tư đang chờ đợi Trung Quốc công bố số liệu lạm phát vào ngày 11/5.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 176,86 điểm, hay 0,76%, lên 23.336 điểm.Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 8,57 điểm, hay 0,3%, lên 2.872,46điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 13,8 điểm, hay 0,29%, lên 4.756,8điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 8,28 điểm, hay 0,39%, xuống 2.139,17 điểm.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản gặp những trở ngại, khi nước này đang dốc sứccho công cuộc tái thiết đất nước sau thảm họa ngày 11/3. Giảm 64,82 điểm, hay0,66%, xuống 9.794,38 điểm, chỉ số Nikkei 225 mất 4% kể từ khi xảy ra thảm họagây thiệt hại to lớn về người và của, đặc biệt đã gây ra tình trạng rò rỉ phóngxạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Giá cổ phiếu của Chubu Electric Power Co., công ty điều hành nhà máy điện hạtnhân Hamaoka, giảm tới 11,2%, sau khi Chính phủ Nhật Bản yêu cầu đóng cửa 3 lòphản ứng của nhà máy này, trong khi xây dựng đập ngăn nước biển và nâng cấp hệthống dự phòng để bảo vệ nhà máy trong trường hợp xảy ra động đất và sóng thần.

Năng lượng hạt nhân đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu điện của Nhật Bản, do đó việcđóng cửa 3 lò phản ứng có thể khiến tình trạng thiếu điện ở nước này thêm trầmtrọng trong mùa Hè.

Theo chiến lược gia cấp cao ở Mizuho Securities Co. Ltd, Yutaka Miura, khảnăng dừng hoạt động các lò phản ứng đang dẫn tới lo ngại về tác động của nó đốivới hoạt động sản xuất và rộng hơn là nền kinh tế Nhật Bản./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục