Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đào Việt Trung, việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp vào việc tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của hiệp hội.
Nhìn lại 15 năm qua kể từ ngày gia nhập ASEAN, bằng những việc làm thiết thực, Việt Nam đã không ngừng đóng góp một cách tích cực, có trách nhiệm vào sự phát triển chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhận vai trò người chèo lái con thuyền đoàn kết và hợp tác khu vực. Lần đầu tiên, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, trong bối cảnh khu vực vừa trải qua một thời kỳ đầy sóng gió do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội năm 1998.
Với việc thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA), hội nghị đã đề ra các biện pháp cụ thể và định hướng cho sự phát triển của hiệp hội trong giai đoạn tiếp theo, khôi phục lại vị thế và sức mạnh của ASEAN sau khủng hoảng đồng thời quyết định kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ 10, hoàn thành ý tưởng một ASEAN tròn 10, quy tụ tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong một ngôi nhà chung đoàn kết, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Lễ kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN được tổ chức tại Hà Nội năm 1999 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của hiệp hội, hoàn thành mục tiêu mà ASEAN đã đề ra ngay từ khi thành lập.
Tiếp đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 (từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001), tổ chức thành công một loạt hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của ASEAN tại Hà Nội.
Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) năm 2001 không chỉ đáp ứng nhu cầu của ASEAN về tăng cường liên kết nội khối, mà còn phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên, phát triển cho kịp các nước thành viên khác của bốn nước thành viên mới Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu gia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Tại các diễn đàn quan trọng của ASEAN như AMM, ARF, PMC..., các cơ chế hợp tác rộng mở giữa ASEAN với bên ngoài, Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào các quyết sách lớn của hiệp hội, tích cực góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Tham gia các chương trình hợp tác của ASEAN trên hầu khắp các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, năng lượng, du lịch, hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong, Việt Nam cũng đã nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực, nhằm thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS); Hiệp định hợp tác đầu tư (AIA); Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO); Phát triển Hành lang kinh tế Ðông-Tây....
Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN như khoa học, công nghệ và môi trường; văn hóa thông tin; phát triển xã hội; phòng, chống ma túy... đồng thời phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để giải quyết thỏa đáng những vấn đề chung của khu vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Cũng theo Thứ trưởng Đào Việt Trung, là Chủ tịch ASEAN năm 2010, năm bản lề trong tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, năm thứ hai sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, năm khởi đầu của nhiều kế hoạch hành động tăng cường hợp tác giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn bên ngoài ASEAN, Việt Nam sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai của cả hiệp hội.
Đó là thúc đẩy hợp tác nội khối, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, tăng cường khả năng ứng phó hữu hiệu của ASEAN với các thách thức toàn cầu đang nổi lên như thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu... đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong khu vực, để lại dấu ấn Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế./.
Nhìn lại 15 năm qua kể từ ngày gia nhập ASEAN, bằng những việc làm thiết thực, Việt Nam đã không ngừng đóng góp một cách tích cực, có trách nhiệm vào sự phát triển chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhận vai trò người chèo lái con thuyền đoàn kết và hợp tác khu vực. Lần đầu tiên, chỉ ba năm sau khi gia nhập ASEAN, trong bối cảnh khu vực vừa trải qua một thời kỳ đầy sóng gió do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội năm 1998.
Với việc thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA), hội nghị đã đề ra các biện pháp cụ thể và định hướng cho sự phát triển của hiệp hội trong giai đoạn tiếp theo, khôi phục lại vị thế và sức mạnh của ASEAN sau khủng hoảng đồng thời quyết định kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ 10, hoàn thành ý tưởng một ASEAN tròn 10, quy tụ tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong một ngôi nhà chung đoàn kết, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Lễ kết nạp Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN được tổ chức tại Hà Nội năm 1999 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của hiệp hội, hoàn thành mục tiêu mà ASEAN đã đề ra ngay từ khi thành lập.
Tiếp đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 (từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001), tổ chức thành công một loạt hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của ASEAN tại Hà Nội.
Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) năm 2001 không chỉ đáp ứng nhu cầu của ASEAN về tăng cường liên kết nội khối, mà còn phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên, phát triển cho kịp các nước thành viên khác của bốn nước thành viên mới Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu gia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Tại các diễn đàn quan trọng của ASEAN như AMM, ARF, PMC..., các cơ chế hợp tác rộng mở giữa ASEAN với bên ngoài, Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào các quyết sách lớn của hiệp hội, tích cực góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Tham gia các chương trình hợp tác của ASEAN trên hầu khắp các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, năng lượng, du lịch, hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong, Việt Nam cũng đã nghiêm túc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực, nhằm thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS); Hiệp định hợp tác đầu tư (AIA); Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO); Phát triển Hành lang kinh tế Ðông-Tây....
Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN như khoa học, công nghệ và môi trường; văn hóa thông tin; phát triển xã hội; phòng, chống ma túy... đồng thời phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác để giải quyết thỏa đáng những vấn đề chung của khu vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Cũng theo Thứ trưởng Đào Việt Trung, là Chủ tịch ASEAN năm 2010, năm bản lề trong tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, năm thứ hai sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, năm khởi đầu của nhiều kế hoạch hành động tăng cường hợp tác giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn bên ngoài ASEAN, Việt Nam sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai của cả hiệp hội.
Đó là thúc đẩy hợp tác nội khối, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, tăng cường khả năng ứng phó hữu hiệu của ASEAN với các thách thức toàn cầu đang nổi lên như thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu... đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong khu vực, để lại dấu ấn Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế./.
Nguyễn Thị Sự (Vietnam+)