Indonesia và Mỹ đang tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến chống chủ nghĩa khủng bố khu vực mà hai nước là đồng chủ tịch.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro mới đây cho biết Indonesia và Mỹ sẽ hợp tác tổ chức một cuộc diễn tập chống khủng bố chung kéo dài 10 ngày vào tháng Chín năm nay tại Sentul, Bogor, tỉnh Tây Java.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của 1.800 binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm của quân đội 18 nước, bao gồm 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác đối thoại của ASEAN là Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Phát biểu với giới truyền thông bên lề Đối thoại Shangri-la ở Singapore mới đây, Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nói rằng các mối quan hệ quân sự giữa Indonesia và Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, và Indonesia đã sẵn sàng để nâng cấp quan hệ quân sự với Mỹ và xem xét mua vũ khí của Mỹ cho chương trình hiện đại hóa quân sự của mình.
Liên quan đến vấn đề này, ông Purnomo Yusgiantoro cho biết một phái đoàn cấp cao của Mỹ sẽ tới thăm Jakarta để thảo luận về việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho Indonesia.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong cuộc gặp người đồng cấp Indonesia bên lề Đối thoại Shangri-la đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quân sự và hỗ trợ Indonesia hiện đại hóa quân sự thông qua việc bán vũ khí cho nước này.
Cũng tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo quân sự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai quân đội, được thể hiện trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình quốc tế và đấu tranh chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, đang hỗ trợ và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia.
Trả lời phỏng vấn báo Jakarta Post, Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nói:” Chúng tôi (Indonesia) hoan nghênh sự tái cân bằng của Mỹ ở châu Á nếu đó là vì lợi ích chung, mang lại sức mạnh tổng hợp mới cho khu vực, cần thiết cho sự ổn định khu vực, trạng thái cân bằng động và duy trì cân bằng quyền lực ở châu Á.”
Là một phần trong tái cân bằng quyền lực, Mỹ sẽ triển khai 60% sức mạnh hải quân và không quân tại châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, và hiện đang xoay tua bốn tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore và tàu chiến đầu tiên USS Freedom của Hải quân Mỹ đã đóng tại đảo quốc Sư tử.
Mỹ cũng đã có 2.500 quân đóng tại căn cứ Darwin, Australia.
Còn Indonesia hiện đang phân bổ khoảng 1,3%GDP cho chi tiêu quân sự và thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội với mục tiêu đạt được sức mạnh phòng thủ quốc gia tối thiểu vào năm 2024./.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro mới đây cho biết Indonesia và Mỹ sẽ hợp tác tổ chức một cuộc diễn tập chống khủng bố chung kéo dài 10 ngày vào tháng Chín năm nay tại Sentul, Bogor, tỉnh Tây Java.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của 1.800 binh sỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm của quân đội 18 nước, bao gồm 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác đối thoại của ASEAN là Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Phát biểu với giới truyền thông bên lề Đối thoại Shangri-la ở Singapore mới đây, Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nói rằng các mối quan hệ quân sự giữa Indonesia và Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, và Indonesia đã sẵn sàng để nâng cấp quan hệ quân sự với Mỹ và xem xét mua vũ khí của Mỹ cho chương trình hiện đại hóa quân sự của mình.
Liên quan đến vấn đề này, ông Purnomo Yusgiantoro cho biết một phái đoàn cấp cao của Mỹ sẽ tới thăm Jakarta để thảo luận về việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho Indonesia.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong cuộc gặp người đồng cấp Indonesia bên lề Đối thoại Shangri-la đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quân sự và hỗ trợ Indonesia hiện đại hóa quân sự thông qua việc bán vũ khí cho nước này.
Cũng tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo quân sự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai quân đội, được thể hiện trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình quốc tế và đấu tranh chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, đang hỗ trợ và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Indonesia.
Trả lời phỏng vấn báo Jakarta Post, Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nói:” Chúng tôi (Indonesia) hoan nghênh sự tái cân bằng của Mỹ ở châu Á nếu đó là vì lợi ích chung, mang lại sức mạnh tổng hợp mới cho khu vực, cần thiết cho sự ổn định khu vực, trạng thái cân bằng động và duy trì cân bằng quyền lực ở châu Á.”
Là một phần trong tái cân bằng quyền lực, Mỹ sẽ triển khai 60% sức mạnh hải quân và không quân tại châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, và hiện đang xoay tua bốn tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore và tàu chiến đầu tiên USS Freedom của Hải quân Mỹ đã đóng tại đảo quốc Sư tử.
Mỹ cũng đã có 2.500 quân đóng tại căn cứ Darwin, Australia.
Còn Indonesia hiện đang phân bổ khoảng 1,3%GDP cho chi tiêu quân sự và thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội với mục tiêu đạt được sức mạnh phòng thủ quốc gia tối thiểu vào năm 2024./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)