Ngày 8/9, tại đồi Khau Linh thuộc địa phận thôn Hoàng Lâu, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã tổ chức lễ khánh thành công trình xây dựng Nhà Bia kỷ niệm nơi làm việc của cơ quan Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) thời kỳ 1952-1954.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Trần Mai Hưởng, Tổng Giám đốc TTXVN cho biết công trình Nhà Bia kỷ niệm nơi làm việc của Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã trước đây rất có ý nghĩa lịch sử. Chính từ núi rừng này, trong điều kiện gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến, những dòng tin trong nước, quốc tế, những tấm ảnh thời sự đã được Việt Nam Thông tấn xã phát đi từng phút, từng giờ.
Đặc biệt, trong thời gian này, Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ đóng ở căn cứ địa cách mạng Việt Bắc thông qua thông tin của Việt Nam Thông tấn xã đã góp phần nắm tình hình trong nước, quốc tế, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng...
Thay mặt lãnh đạo, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên TTXVN, Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, chính quyền và bà con các dân tộc xã Trung Yên đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ, chở che Việt Nam Thông tấn xã trong những năm kháng chiến cực kỳ gian khổ và quá trình xây nhưng Nhà Bia này.
Ông Trần Ngọc Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang phát biểu bày tỏ lòng tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang về quê hương cách mạng, nơi mà Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ và các bộ ngành, trong đó có TTXVN chọn đặt trụ sở làm việc để lãnh đạo cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.
Ông Thực mong muốn mối quan hệ giữa Tuyên Quang và TTXVN mãi mãi gắn bó trước sau như một.
Nhà Bia kỷ niệm nơi làm việc của Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã nằm trong Khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào-ATK Tuyên Quang, có tổng diện tích hơn 900m2, trong đó, Nhà Bia chính có diện tích 57m2, được xây dựng bằng nguồn vốn do cán bộ công nhân viên chức cơ quan và một số đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp trực thuộc TTXVN đóng góp.
Năm 2001, di tích Việt Nam Thông tấn xã đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia.
Theo hồ sơ khoa học, di tích do Ban quản lý Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào (Tuyên Quang) lập năm 2008 ghi: Di tích Việt Nam Thông tấn xã nằm trên đồi Khau Linh, thuộc địa phận thôn Hoàng Lâu (xã Trung Yên) - giữa vùng chiến khu ATK (an toàn khu) thuận tiện cho việc thông tin với Trung ương Đảng, Chính phủ nhanh chóng, kịp thời, chính xác...
Trong thời gian ở Hoàng Lâu, Việt Nam Thông tấn xã thông qua các bản tin, bài báo, tạp chí được phát hành hàng ngày đã phản ánh trung thực đời sống và tình hình chiến sự của đất nước trong giai đoạn này.
Đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp như diệt giặc đói, giặc dốt, đồng thời, tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu rõ âm mưu thâm độc và xảo quyệt của kẻ thù, động viên nhân dân chung sức, đồng lòng tham gia công cuộc kháng chiến của dân tộc.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Thông tấn xã hàng ngày cập nhật thông tin là trung tâm liên lạc nối thông tin giữa Bác Hồ, Trung ương Đảng với mặt trận.
Tổ phóng viên thường xuyên bám sát tình hình chiến sự ngoài mặt trận, theo dõi diễn biến hàng ngày để giữ liên lạc bằng vô tuyến, báo cáo kịp thời tình hình từ mặt trận với Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ.
Đồng thời, Việt Nam Thông tấn xã chuyển tải những chỉ thị của Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tới mặt trận, đóng góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc./.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Trần Mai Hưởng, Tổng Giám đốc TTXVN cho biết công trình Nhà Bia kỷ niệm nơi làm việc của Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã trước đây rất có ý nghĩa lịch sử. Chính từ núi rừng này, trong điều kiện gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến, những dòng tin trong nước, quốc tế, những tấm ảnh thời sự đã được Việt Nam Thông tấn xã phát đi từng phút, từng giờ.
Đặc biệt, trong thời gian này, Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ đóng ở căn cứ địa cách mạng Việt Bắc thông qua thông tin của Việt Nam Thông tấn xã đã góp phần nắm tình hình trong nước, quốc tế, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng...
Thay mặt lãnh đạo, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên TTXVN, Tổng Giám đốc Trần Mai Hưởng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, chính quyền và bà con các dân tộc xã Trung Yên đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ, chở che Việt Nam Thông tấn xã trong những năm kháng chiến cực kỳ gian khổ và quá trình xây nhưng Nhà Bia này.
Ông Trần Ngọc Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang phát biểu bày tỏ lòng tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang về quê hương cách mạng, nơi mà Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ và các bộ ngành, trong đó có TTXVN chọn đặt trụ sở làm việc để lãnh đạo cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.
Ông Thực mong muốn mối quan hệ giữa Tuyên Quang và TTXVN mãi mãi gắn bó trước sau như một.
Nhà Bia kỷ niệm nơi làm việc của Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã nằm trong Khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào-ATK Tuyên Quang, có tổng diện tích hơn 900m2, trong đó, Nhà Bia chính có diện tích 57m2, được xây dựng bằng nguồn vốn do cán bộ công nhân viên chức cơ quan và một số đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp trực thuộc TTXVN đóng góp.
Năm 2001, di tích Việt Nam Thông tấn xã đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia.
Theo hồ sơ khoa học, di tích do Ban quản lý Khu du lịch lịch sử và sinh thái Tân Trào (Tuyên Quang) lập năm 2008 ghi: Di tích Việt Nam Thông tấn xã nằm trên đồi Khau Linh, thuộc địa phận thôn Hoàng Lâu (xã Trung Yên) - giữa vùng chiến khu ATK (an toàn khu) thuận tiện cho việc thông tin với Trung ương Đảng, Chính phủ nhanh chóng, kịp thời, chính xác...
Trong thời gian ở Hoàng Lâu, Việt Nam Thông tấn xã thông qua các bản tin, bài báo, tạp chí được phát hành hàng ngày đã phản ánh trung thực đời sống và tình hình chiến sự của đất nước trong giai đoạn này.
Đặc biệt, Việt Nam Thông tấn xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp như diệt giặc đói, giặc dốt, đồng thời, tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu rõ âm mưu thâm độc và xảo quyệt của kẻ thù, động viên nhân dân chung sức, đồng lòng tham gia công cuộc kháng chiến của dân tộc.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Thông tấn xã hàng ngày cập nhật thông tin là trung tâm liên lạc nối thông tin giữa Bác Hồ, Trung ương Đảng với mặt trận.
Tổ phóng viên thường xuyên bám sát tình hình chiến sự ngoài mặt trận, theo dõi diễn biến hàng ngày để giữ liên lạc bằng vô tuyến, báo cáo kịp thời tình hình từ mặt trận với Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ.
Đồng thời, Việt Nam Thông tấn xã chuyển tải những chỉ thị của Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tới mặt trận, đóng góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc./.
Văn Minh-Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)