Tin tức về sự xuất hiện của nhóm nhạc Hàn Quốc, JYJ đã khiến hàng trăm người hâm mộ cắm trại gần đó để có thể tiến gần hơn tới những chàng ca sỹ này. Nhưng đây không phải là hình ảnh tại Seoul hay thậm chí ở Tokyo, mà là tại Lima (Peru) - một thành phố ở Mỹ Latinh.
Gây “bão” tại châu Á trong một thập kỷ qua, hiện tượng âm nhạc K-pop của Hàn Quốc tiếp tục lan truyền bất chấp rào cản ngôn ngữ, và giành được sự hâm mộ trên khắp thế giới.
Với việc Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa, K-pop với tầm ảnh hưởng từ hip-hop cho đến nhạc điện tử dubstep đã có được một lượng người yêu thích ngày một tăng tại Mỹ Latinh.
JYJ đã tổ chức một buổi trình diễn “cháy vé” tại đó và thậm chí một đài truyền hình ở Colombia đã phát sóng một chương trình tìm kiếm tài năng K-pop.
Những người hâm mộ Mỹ Latinh đã gửi hàng trăm video lên YouTube, trong đó họ trình diễn những điệu nhảy tập hợp ngẫu hứng (flash mobs) theo những điệu nhảy của K-pop và thúc giục những ngôi sao mà họ yêu thích tới thăm lục địa này, mặc dù nhiều ca sỹ không có những ca khúc được phát hành ngoài phạm vi châu Á.
Những người quảng bá đã sử dụng sức mạnh Internet để thu hút người hâm mộ từ xa và tổ chức các buổi hòa nhạc tại châu Âu và Bắc và Nam Mỹ.
“Những ngôi sao Hàn Quốc này không chỉ giám sát mà còn tiền tệ hóa cả Twitter, lượt ‘like’ của Facebook và lượt xem trên YouTube,” Bernie Cho, chủ tịch của DFSB Kollective, một công ty tại Seoul chuyên cung cấp các giải pháp truyền thông kỹ thuật số cho hơn 350 nghệ sỹ K-pop, cho biết.
Các video âm nhạc và cảnh quay về cuộc sống riêng tư của các ngôi sao được đăng tải trên Facebook và Youtube - thường được truyền trực tiếp hoặc đưa ra trước khi được phát hành trên truyền hình và các nơi khác.
“Họ được chính phủ hỗ trợ bằng việc đầu tư rất nhiều cho sự phát triển của nghệ thuật, và họ đều rất đẹp trai. Họ là một tổng thể hoàn chỉnh,” Ruuben van den Heuvel, giám đốc điều hành công ty tư vấn âm nhạc Gateway Entertainment, cho biết.
Sự phổ biến của thể loại nhạc này ở châu Á vẫn còn rất mạnh mẽ - 7.000 người hâm mộ Nhật Bản sẽ đổ xô tới Seoul trong tháng này để “gặp” JYJ tại một sự kiện lớn, khiến 3.500 phòng khách sạn quanh Seoul đã được đặt.
Nhưng ở Mỹ Latinh, người hâm mộ đã được thông tin rằng JYJ trong tháng Ba sẽ biểu diễn ở cả Chile và Peru, đây là một phần của chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới qua 15 địa điểm, bao gồm cả Berlin và Barcelona. June Oh, một phát ngôn viên của đại diện ban nhạc cho biết hàng trăm người đã cắm trại cả ngày tại Santiago và Lima để có thể tiến gần hơn tới các thành viên trong ban nhạc trong suốt những buổi biểu diễn đầu tiên của họ tại khu vực này.
“Chúng tôi đã rất sửng sốt khi nhìn thấy hàng trămchiếc lều xếp hàng trước Estadio del Sur Explanada Monumental,” cô nói với AFP về tình trạng đã xảy ra tại nơi JYJ biểu diễn ở thủ đô Peru.
Những hình thức quảng cáo cũng đã góp sức trong việc này. JYJ tách ra từ nhóm nhạc Hàn Quốc TVXQ vào năm 2009 và năm sau đó họ đã phát hành album bằng tiếng Anh, hợp tác với ngôi sao nhạc rap của Mỹ Kanye West.
“Kể từ đó chúng tôi bắt đầu nhận được nhiều thư của người hâm mộ từ Mỹ Latin và được xem nhiều các website tiếng Tây Ban Nha (dành riêng cho JYJ) hơn. Giờ họ là những người hoạt động tích cực nhất và đam mê nhất trong số những người hâm mộ của ban nhạc trên toàn cầu,” Oh nói.
Cô cũng thừa nhận rằng tham dự các buổi trình diễn - với 5.000 người tại Chile và 6.000 người tại Peru - là một con số nhỏ nếu so sánh với những chương trình có sự tham gia của hàng chục nghìn người khi JYJ biểu diễn tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Nhưng còn quá sớm để cố gắng có được một chương trình lớn tại Mỹ Latinh,” cô nói thêm.
Thành viên Kim Junsu của JYJ đã mô tả phản ứng của họ đối với chương trình tại Mỹ Latinh là “rất đáng ngạc nhiệt, và cực kỳ nhiệt tình.”
SM Entertainment, công ty tìm kiếm tài năng âm nhạc hàng đầu tại Seoul đã tổ chức các chương trình trình diễn của Super Junior và 9 cô gái của Girls’ Generation tại Paris, New York và California kể từ năm 2010.
Kênh truyền hình Colombia Caracol kể từ tháng Tư đã phát sóng một chương trình tìm kiếm tài năng dành cho người hâm mộ K-pop. Người chiến thắng được tài trợ một chuyến đi 6 ngày tới Seoul để gặp thần tượng của họ. 2.000 người đến từ khắp đất nước đã hát và nhảy những ca khúc của các ban nhạc K-pop như Big Bang và 2NE1, với ban nhạc Hàn Quốc U-KISS làm giám khảo khi xem các video clip.
Song Chang-Woon, phụ trách PR của kênh Arirang TV của Hàn Quốc, đã hợp tác với Caracol, thừa nhận rằng sự nổi tiếng của K-pop tại Mỹ Latinh vẫn còn giới hạn trong một nhóm tương đối nhỏ những tín đồ trẻ tuổi.
“Nhưng các đối tác của chúng tôi tại Caracol TV chắc chắn đã nhìn thấy tiềm năng và muốn thử nghiệm thị trường này với ‘K-pop reality’,” ông cho AFP biết khi đề cập đến chương trình đang được phát sóng trên Arirang của Hàn Quốc trong tháng này.
K-Music, một kênh truyền hình cáp về âm nhạc của Colombia, đã bắt đầu phát sóng một đoạn nhạc K-pop được lấy từ Arirang, Song cho biết.
Các ngôi sao K-pop điển hình – được đào tạo từ nhỏ hoặc đang ở tuổi teen – là sự kết hợp của vẻ đẹp bên ngoài cùng với vũ đạo mạnh mẽ và các giai điệu gần gũi, có thể thay thế cho sân khấu âm nhạc của Mỹ Latinh, ông nói.
Nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng Kang Hun và những người khác đã bác bỏ những ý kiến cho rằng các chương trình hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc đã giúp K-pop vượt ra khỏi biên giới khi thị trường âm nhạc trong nước đã trở nên bão hòa.
Kang cho rằng đó chỉ là một sự hỗ trợ đến sau, để hưởng những lợi nhuận từ việc này. Kang nói thêm rằng K-pop mang đến một trải nghiệm văn hóa mới, đặc biệt là đối với các cô bé đang ở tuổi định hình tính cách và những người thiếu nữ tuổi 20 tại Mỹ Latinh. Và rào cản ngôn ngữ không quan trọng.
“Hãy hỏi bất cứ ai về bài hát cuối cùng họ nghe trên radio, họ sẽ phải rất khó khăn để nói cho bạn biết lời bài hát là gì,” van den Heuvel nói./.
Gây “bão” tại châu Á trong một thập kỷ qua, hiện tượng âm nhạc K-pop của Hàn Quốc tiếp tục lan truyền bất chấp rào cản ngôn ngữ, và giành được sự hâm mộ trên khắp thế giới.
Với việc Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu văn hóa, K-pop với tầm ảnh hưởng từ hip-hop cho đến nhạc điện tử dubstep đã có được một lượng người yêu thích ngày một tăng tại Mỹ Latinh.
JYJ đã tổ chức một buổi trình diễn “cháy vé” tại đó và thậm chí một đài truyền hình ở Colombia đã phát sóng một chương trình tìm kiếm tài năng K-pop.
Những người hâm mộ Mỹ Latinh đã gửi hàng trăm video lên YouTube, trong đó họ trình diễn những điệu nhảy tập hợp ngẫu hứng (flash mobs) theo những điệu nhảy của K-pop và thúc giục những ngôi sao mà họ yêu thích tới thăm lục địa này, mặc dù nhiều ca sỹ không có những ca khúc được phát hành ngoài phạm vi châu Á.
Những người quảng bá đã sử dụng sức mạnh Internet để thu hút người hâm mộ từ xa và tổ chức các buổi hòa nhạc tại châu Âu và Bắc và Nam Mỹ.
“Những ngôi sao Hàn Quốc này không chỉ giám sát mà còn tiền tệ hóa cả Twitter, lượt ‘like’ của Facebook và lượt xem trên YouTube,” Bernie Cho, chủ tịch của DFSB Kollective, một công ty tại Seoul chuyên cung cấp các giải pháp truyền thông kỹ thuật số cho hơn 350 nghệ sỹ K-pop, cho biết.
Các video âm nhạc và cảnh quay về cuộc sống riêng tư của các ngôi sao được đăng tải trên Facebook và Youtube - thường được truyền trực tiếp hoặc đưa ra trước khi được phát hành trên truyền hình và các nơi khác.
“Họ được chính phủ hỗ trợ bằng việc đầu tư rất nhiều cho sự phát triển của nghệ thuật, và họ đều rất đẹp trai. Họ là một tổng thể hoàn chỉnh,” Ruuben van den Heuvel, giám đốc điều hành công ty tư vấn âm nhạc Gateway Entertainment, cho biết.
Sự phổ biến của thể loại nhạc này ở châu Á vẫn còn rất mạnh mẽ - 7.000 người hâm mộ Nhật Bản sẽ đổ xô tới Seoul trong tháng này để “gặp” JYJ tại một sự kiện lớn, khiến 3.500 phòng khách sạn quanh Seoul đã được đặt.
Nhưng ở Mỹ Latinh, người hâm mộ đã được thông tin rằng JYJ trong tháng Ba sẽ biểu diễn ở cả Chile và Peru, đây là một phần của chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới qua 15 địa điểm, bao gồm cả Berlin và Barcelona. June Oh, một phát ngôn viên của đại diện ban nhạc cho biết hàng trăm người đã cắm trại cả ngày tại Santiago và Lima để có thể tiến gần hơn tới các thành viên trong ban nhạc trong suốt những buổi biểu diễn đầu tiên của họ tại khu vực này.
“Chúng tôi đã rất sửng sốt khi nhìn thấy hàng trămchiếc lều xếp hàng trước Estadio del Sur Explanada Monumental,” cô nói với AFP về tình trạng đã xảy ra tại nơi JYJ biểu diễn ở thủ đô Peru.
Những hình thức quảng cáo cũng đã góp sức trong việc này. JYJ tách ra từ nhóm nhạc Hàn Quốc TVXQ vào năm 2009 và năm sau đó họ đã phát hành album bằng tiếng Anh, hợp tác với ngôi sao nhạc rap của Mỹ Kanye West.
“Kể từ đó chúng tôi bắt đầu nhận được nhiều thư của người hâm mộ từ Mỹ Latin và được xem nhiều các website tiếng Tây Ban Nha (dành riêng cho JYJ) hơn. Giờ họ là những người hoạt động tích cực nhất và đam mê nhất trong số những người hâm mộ của ban nhạc trên toàn cầu,” Oh nói.
Cô cũng thừa nhận rằng tham dự các buổi trình diễn - với 5.000 người tại Chile và 6.000 người tại Peru - là một con số nhỏ nếu so sánh với những chương trình có sự tham gia của hàng chục nghìn người khi JYJ biểu diễn tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Nhưng còn quá sớm để cố gắng có được một chương trình lớn tại Mỹ Latinh,” cô nói thêm.
Thành viên Kim Junsu của JYJ đã mô tả phản ứng của họ đối với chương trình tại Mỹ Latinh là “rất đáng ngạc nhiệt, và cực kỳ nhiệt tình.”
SM Entertainment, công ty tìm kiếm tài năng âm nhạc hàng đầu tại Seoul đã tổ chức các chương trình trình diễn của Super Junior và 9 cô gái của Girls’ Generation tại Paris, New York và California kể từ năm 2010.
Kênh truyền hình Colombia Caracol kể từ tháng Tư đã phát sóng một chương trình tìm kiếm tài năng dành cho người hâm mộ K-pop. Người chiến thắng được tài trợ một chuyến đi 6 ngày tới Seoul để gặp thần tượng của họ. 2.000 người đến từ khắp đất nước đã hát và nhảy những ca khúc của các ban nhạc K-pop như Big Bang và 2NE1, với ban nhạc Hàn Quốc U-KISS làm giám khảo khi xem các video clip.
Song Chang-Woon, phụ trách PR của kênh Arirang TV của Hàn Quốc, đã hợp tác với Caracol, thừa nhận rằng sự nổi tiếng của K-pop tại Mỹ Latinh vẫn còn giới hạn trong một nhóm tương đối nhỏ những tín đồ trẻ tuổi.
“Nhưng các đối tác của chúng tôi tại Caracol TV chắc chắn đã nhìn thấy tiềm năng và muốn thử nghiệm thị trường này với ‘K-pop reality’,” ông cho AFP biết khi đề cập đến chương trình đang được phát sóng trên Arirang của Hàn Quốc trong tháng này.
K-Music, một kênh truyền hình cáp về âm nhạc của Colombia, đã bắt đầu phát sóng một đoạn nhạc K-pop được lấy từ Arirang, Song cho biết.
Các ngôi sao K-pop điển hình – được đào tạo từ nhỏ hoặc đang ở tuổi teen – là sự kết hợp của vẻ đẹp bên ngoài cùng với vũ đạo mạnh mẽ và các giai điệu gần gũi, có thể thay thế cho sân khấu âm nhạc của Mỹ Latinh, ông nói.
Nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng Kang Hun và những người khác đã bác bỏ những ý kiến cho rằng các chương trình hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc đã giúp K-pop vượt ra khỏi biên giới khi thị trường âm nhạc trong nước đã trở nên bão hòa.
Kang cho rằng đó chỉ là một sự hỗ trợ đến sau, để hưởng những lợi nhuận từ việc này. Kang nói thêm rằng K-pop mang đến một trải nghiệm văn hóa mới, đặc biệt là đối với các cô bé đang ở tuổi định hình tính cách và những người thiếu nữ tuổi 20 tại Mỹ Latinh. Và rào cản ngôn ngữ không quan trọng.
“Hãy hỏi bất cứ ai về bài hát cuối cùng họ nghe trên radio, họ sẽ phải rất khó khăn để nói cho bạn biết lời bài hát là gì,” van den Heuvel nói./.
S.N (Vietnam+)