Cùng với việc xem lịch phổ thông để biết ngày lành, tháng tốt, thì ở vùng MườngBi, huyện Tân Lạc, đồng bào Mường còn tìm đến các thầy Mo để xem lịch cổ truyềncủa dân tộc Mường - còn gọi là lịch Đoi, chuẩn bị cho mùa lễ hội Khai Hạ - xuốngđồng.
Lịch Đoi người Mường làm trên 12 thanh tre, có chiều dài mỗi thanh khoảng 20cm,rộng chừng 3cm, thể hiện 12 tháng trong năm, cùng với những vạch khắc trên đó,người Mường xưa đã đúc kết được những ngày, tháng trong một năm theo quy luật tựnhiên.
Trong những tháng đó có ngày làm ăn thua lỗ, có những ngày đi săn bắnđược nhiều thú rừng và có những ngày mưa, bão...
Sở dĩ, người Mường gọi Lịch Đoi bởi lịch này được phân chia ngày tháng trong mộtnăm theo sự vận hành của sao Đoi, còn gọi là sao Tua Rua - chòm sao nhỏ có bảyngôi vận hành theo chiều từ Đông sang Tây.
Theo quan niệm của người Mường, một tháng của người Mường xưa được tính theo 3tuần trăng, mỗi tuần là mười vạch khắc trên một thanh tre thể hiện mười ngàytrong tháng. Như vậy là một tháng có 30 vạch khắc dọc 2 sống của thanh tre đó.
Thượng tuần - mười ngày đầu, gọi là ngày kây, những ngày này hay được ngườiMường tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới, được vạch khắc cùng chiều với10 ngày cuối tháng - hạ tuần.
Hạ tuần là những ngày hết trăng, người Mườngthường không làm một công việc gì hết trong những ngày này, nếu làm sẽ bị thualỗ hoặc công việc sẽ không được suôn sẻ.
Trung tuần - mười ngày giữa tháng đượcvạch khắc ngược sống tre, khác chiều với ngày kây và ngày hết trăng, được ngườiMường gọi là ngày lồng - ngày có trăng nếu đẻ vào ngày này trẻ con sẽ được sángdạ, thông minh.
Theo cách tính của người Mường xưa, sao Đoi chuyển dịch nhanh hơn mặt trăng. Vịtrí giữa sao Đoi và mặt trăng tùy theo các tháng trong một năm. Khi sao Đoi vượtqua mặt trăng, người Mường gọi đó là ngày “Đoi vào” hay “ngậm Đoi”.
Theo lịch Đoi, người Mường quan niệm một nămcó 12 tháng, mỗi tháng có một tên riêng. Các tháng đó đều được tính sớm hơn bốntháng so với lịch âm của người Việt. Bắt đầu một năm mới tính theo lịch củangười Mường vào tháng 4 lịch Đoi.
Lịch Đoi được người Mường coi là lịch vạn sự,tính ngày lành, tháng tốt để bắt đầu một công việc gì đó như làm mùa Kây tha,làm nhà kây trong - làm mùa thường làm vào Kây tha là tháng 1, tháng 12 Mường -làm ăn tháng này thuận lợi, suôn sẻ, còn làm nhà vào ngày Kây trong tức tháng 3Mường sẽ được kín đáo và chắc chắn.
Lịch Đoi cũng được dùng trong ngày đi sănthú, bắt cá hoặc đi đường: thướm tha được cái may thú; thướm trong được cái maycá; khóa hổ được giờ đi đường; thướm ngàng may cơm may rượu. Ngày Thướm tha,tháng mười đi săn thú gặp nhiều may mắn; ngày Thướm trong vào tháng 4 và khóahổ, tháng 7, Thướng ngàng tháng Giêng.
Lịch Đoi không thay đổi theo năm, 12 thanh tre được người Mường sử dụng trongsuốt cuộc đời mình, trên đó có đục lỗ, cảnh báo những ngày làm ăn thua lỗ hoặcthất bại, tháng nào càng nhiều lỗ càng nên tránh và có những ngày đại lỗ (bốn lỗtrong một ngày) không làm một công việc gì hết.
Bác Bùi Văn Ểu, Mo làng xóm Lầm, xã PhongPhú, huyện Tân Lạc cho biết lịch Đoi được người Mường xưa đúc kết từ nhiều đờirồi truyền lại cho con cháu sau này, trên đó có vạch khắc những hình tượng trưngcho ngày mưa, ngày bão, hao, lỗ, ngày cá, thú.
Bác Ểu cho biết thêm do thay đổi khí hậu toàncầu, trái đất nóng lên, nên lịch Đoi có nhiều thay đổi. Vào thời điểm hiện tailà tháng Giêng Mường thường rét run, vậy mà vẫn chưa thấy lạnh cóng.
Lịch Đoi là một sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời của người Mườngxưa, là biểu hiện rực rỡ tư duy Mường trong sự nhận thức thế giới xung quanh.Lịch Đoi giúp người Mường tránh những ngày xấu, không may mắn để cấy hái, dựngvợ gả chồng những ngày đẹp trời.
Tuy nhiên, lịch Mường cần được lưu giữ, bởihiện tại rất ít người biết xem lịch Đoi, chỉ những thầy Mo làng có tuổi mới nhậnxét chính xác từng ngày trong tháng và từng tháng trong năm./.