Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Khiếu nại, chiều 15/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Luật cần có các quy định pháp lý về giải quyết khiếu nại đông người.
Theo các đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), Phan Văn Tường (Thái Nguyên), Lê Dũng (Tiền Giang), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa)... cho rằng, trên thực tế, tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, môi trường, tức là liên quan đến quyền lợi của người dân... Đây là một thực tế không thể né tránh, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xem xét. Nếu không tạo được một hành lang pháp lý, một cơ chế giải quyết thấu đáo, kẻ xấu có thể lợi dụng, kích động, gây bùng phát tại những thời điểm nhạy cảm...
Các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong Luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, để có những quy định phù hợp.
Đối với trình tự, thủ tục có thể giao Chính phủ quy định. Ðại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị bổ sung thêm quy định về khiếu nại đông người và tách ra làm hai trường hợp cụ thể. Ðối với việc khiếu nại mà nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì hướng dẫn công dân làm chung một đơn khiếu nại và cử người đại diện tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại. Ðối với việc khiếu nại đông người nhưng mỗi người khiếu nại một nội dung thì hướng dẫn từng người làm đơn riêng và thụ lý riêng từng trường hợp để giải quyết.
Cũng trong phiên thảo luận về dự án Luật Khiếu nại, các đại biểu Quốc hội đều tán thành quan điểm: Nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Luật này là nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Các đại biểu cơ bản nhất trí phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật (được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành của Luật Khiếu nại, tố cáo), quy định khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) và một số đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn việc dự thảo Luật quy định “Khiếu nại, giải quyết khiếu nại của đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng theo quy định của Luật này,” vì các tổ chức sự nghiệp công lập không phải là các cơ quan hành chính nhà nước, trong quan hệ với công dân không có quyết định hành chính, hành vi hành chính vì vậy cần phải làm rõ việc áp dụng Luật khiếu nại để giải quyết đối với loại khiếu nại nào?
Bên cạnh đó, một số ý kiến như của đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đề nghị nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, không chỉ giới hạn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để phù hợp với phạm vi quyền khiếu nại của công dân được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp.
Một số đại biểu đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng những nội dung được sửa đổi, bổ sung của dự án Luật về cơ bản không khác so với cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật hiện hành; về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), dự thảo chưa xây dựng được một cơ chế mới giải quyết khiếu nại, do đó, không khắc phục được những tồn tại. Việc giải quyết còn mang nặng tính hành chính qua nhiều thủ tục, tầng nấc mà chưa đảm bảo được tính chuyên nghiệp và cũng chưa được chuyên môn hóa.
Ðại biểu đề nghị cần đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, cụ thể là theo hướng nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán để giải quyết đem lại ít nhất 4 điểm sau: Bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc giải quyết; giảm tải áp lực công việc cho các thủ trưởng cơ quan hành chính; bảo đảm lợi ích của các bên do việc giải quyết được tiến hành một cách công khai, minh bạch; bảo đảm được tính kịp thời, nhanh chóng, khắc phục được tình trạng giải quyết bị kéo dài.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy còn cho rằng, dự thảo chưa đề cập đến vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân phát sinh khiếu nại. Cần quan tâm giải quyết thấu tình đạt lý ngay từ đầu; chú trọng hòa giải, thuyết phục người dân hơn là vội vàng áp đặt thủ tục hành chính thì có thể sớm chấm dứt tranh chấp.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, về thời hạn giải quyết khiếu nại, dự thảo quy định 10 ngày là không khả thi, khi số lượng khiếu nại mỗi năm tăng thêm vài chục phần trăm, nội dung khiếu nại đa dạng, đặc biệt là các khiếu nại về đất đai thì việc thẩm tra, xác minh mất nhiều thời gian và hết sức phức tạp.
Liên quan đến nội dung tiếp công dân, đại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm một số quy định cụ thể và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của lãnh đạo tiếp công dân, của cán bộ chuyên trách tiếp công dân, trách nhiệm của các cõ quan trong việc thực hiện ý kiến kết luận của lãnh đạo sau khi tiếp công dân việc kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đó thực hiện kết luận thông báo của lãnh đạo./.
Theo các đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), Phan Văn Tường (Thái Nguyên), Lê Dũng (Tiền Giang), Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa)... cho rằng, trên thực tế, tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, môi trường, tức là liên quan đến quyền lợi của người dân... Đây là một thực tế không thể né tránh, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xem xét. Nếu không tạo được một hành lang pháp lý, một cơ chế giải quyết thấu đáo, kẻ xấu có thể lợi dụng, kích động, gây bùng phát tại những thời điểm nhạy cảm...
Các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong Luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, để có những quy định phù hợp.
Đối với trình tự, thủ tục có thể giao Chính phủ quy định. Ðại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị bổ sung thêm quy định về khiếu nại đông người và tách ra làm hai trường hợp cụ thể. Ðối với việc khiếu nại mà nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì hướng dẫn công dân làm chung một đơn khiếu nại và cử người đại diện tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại. Ðối với việc khiếu nại đông người nhưng mỗi người khiếu nại một nội dung thì hướng dẫn từng người làm đơn riêng và thụ lý riêng từng trường hợp để giải quyết.
Cũng trong phiên thảo luận về dự án Luật Khiếu nại, các đại biểu Quốc hội đều tán thành quan điểm: Nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Luật này là nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Các đại biểu cơ bản nhất trí phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật (được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành của Luật Khiếu nại, tố cáo), quy định khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) và một số đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn việc dự thảo Luật quy định “Khiếu nại, giải quyết khiếu nại của đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng theo quy định của Luật này,” vì các tổ chức sự nghiệp công lập không phải là các cơ quan hành chính nhà nước, trong quan hệ với công dân không có quyết định hành chính, hành vi hành chính vì vậy cần phải làm rõ việc áp dụng Luật khiếu nại để giải quyết đối với loại khiếu nại nào?
Bên cạnh đó, một số ý kiến như của đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đề nghị nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, không chỉ giới hạn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để phù hợp với phạm vi quyền khiếu nại của công dân được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp.
Một số đại biểu đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng những nội dung được sửa đổi, bổ sung của dự án Luật về cơ bản không khác so với cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật hiện hành; về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), dự thảo chưa xây dựng được một cơ chế mới giải quyết khiếu nại, do đó, không khắc phục được những tồn tại. Việc giải quyết còn mang nặng tính hành chính qua nhiều thủ tục, tầng nấc mà chưa đảm bảo được tính chuyên nghiệp và cũng chưa được chuyên môn hóa.
Ðại biểu đề nghị cần đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, cụ thể là theo hướng nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán để giải quyết đem lại ít nhất 4 điểm sau: Bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc giải quyết; giảm tải áp lực công việc cho các thủ trưởng cơ quan hành chính; bảo đảm lợi ích của các bên do việc giải quyết được tiến hành một cách công khai, minh bạch; bảo đảm được tính kịp thời, nhanh chóng, khắc phục được tình trạng giải quyết bị kéo dài.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy còn cho rằng, dự thảo chưa đề cập đến vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân phát sinh khiếu nại. Cần quan tâm giải quyết thấu tình đạt lý ngay từ đầu; chú trọng hòa giải, thuyết phục người dân hơn là vội vàng áp đặt thủ tục hành chính thì có thể sớm chấm dứt tranh chấp.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, về thời hạn giải quyết khiếu nại, dự thảo quy định 10 ngày là không khả thi, khi số lượng khiếu nại mỗi năm tăng thêm vài chục phần trăm, nội dung khiếu nại đa dạng, đặc biệt là các khiếu nại về đất đai thì việc thẩm tra, xác minh mất nhiều thời gian và hết sức phức tạp.
Liên quan đến nội dung tiếp công dân, đại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm một số quy định cụ thể và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của lãnh đạo tiếp công dân, của cán bộ chuyên trách tiếp công dân, trách nhiệm của các cõ quan trong việc thực hiện ý kiến kết luận của lãnh đạo sau khi tiếp công dân việc kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đó thực hiện kết luận thông báo của lãnh đạo./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)