Sau 5 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, diện mạo ngành y tế Thủ đô đã “thay da, đổi thịt,” cơ sở hạ tầng được cải tạo, nâng cấp, xây mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố đã đầu tư gần 3.200 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã/phường; trong đó đặc biệt ưu tiên các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đồng thời đầu tư gần 300 tỷ đồng mua sắm trang bị thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở, đảm bảo chuẩn quốc gia về y tế.
Các bệnh viện đều đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại như bệnh viện Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức. Hai bệnh viện đa khoa Phúc Thọ, Gia Lâm được xây mới. Các trung tâm y tế cũng được đầu tư mạnh mẽ, 26/29 trung tâm y tế có trụ sở khang trang, với đầy đủ phòng chức năng để hoạt động.
Hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và thị xã cũng được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện các chương trình phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các chương trình y tế.
Hệ thống trạm y tế xã được đầu tư trang thiết bị y tế khá đầy đủ từ nhiều nguồn kinh phí thành phố, địa phương… Riêng nguồn kinh phí thành phố, trong năm năm 2011 đầu tư 190 tỷ đồng, năm 2012 là 70 tỷ đồng và năm 2013 là 70 tỷ đồng mua sắm các trang thiết bị y tế phục vụ khám, phát hiện sớm các bệnh ngay tại cơ sở. Hiện nay, 313/577 trạm y tế xã có trên 70% danh mục trang thiết bị y tế.
Nguồn lực đầu tư của thành phố bước đầu đã được phát huy hiệu quả. 126 dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, bổ sung 1.090 giường bệnh, nâng cấp 1.050 giường bệnh, giảm quá tải cho bệnh viện.
Toàn thành phố có thêm 133 xã/phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, nâng số xã, phường đạt chuẩn lên 570 đơn vị, đạt tỷ lệ 98,8%. So với thời điểm năm 2008, tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ tăng từ 86% lên 90%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 12,7% giảm còn 12,3%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 8,9% còn 7,5%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 15% xuống còn 10,5%, tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân tăng từ 9,7 lên 11,2, số giường bệnh/10.000 dân tăng từ 12 lên 15 vào năm 2012.
Các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa và trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho mọi người dân; trong đó quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng người cao tuổi, người nghèo, khám và cấp thuốc cho các đối tượng chính sách. Tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở ngày càng tăng.
Hầu hết các trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, một số đã triển khai khám bảo hiểm y tế, phân công cán bộ y tế trực để kịp thời khám, cấp cứu ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Trước năm 2008, khi chưa thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế, các trạm chỉ thực hiện khám chữa bệnh ban đầu và khám cấp thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đến nay, 100% trạm y tế xã đều đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Số người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 52,4%; trong đó, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế chiếm tỷ lệ 17,24%.
Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là một trong những đơn vị đã phát huy được hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Giám đốc bệnh viện đa khoa Đan Phượng Nguyễn Văn Chung cho biết, sau khi sáp nhập, thuận lợi nhất của bệnh viện là được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh.
Chuyển biến của bệnh viện đã tạo được niềm tin đối với người bệnh. Bà Bùi Thị Thủy, 61 tuổi, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, phấn khởi cho biết, chồng bà bị bệnh hen phế quản đã lâu, trước đây thường xuyên phải lên bệnh viện trung tâm thành phố điều trị rất vất vả và tốn kém. Những năm gần đây, bệnh viện Đan Phượng được cải tạo khang trang, nhiều thiết bị hiện đại, chồng bà không còn phải lên bệnh viện thành phố nữa mà điều trị tại bệnh viện Đan Phượng, gần nhà nên gia đình cũng yên tâm, bệnh tình của chồng bà đã thuyên giảm.
Thiếu hụt nguồn nhân lực
Sự “thay da, đổi thịt” của hệ thống y tế Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến của ngành y tế. Song sự “đi trước một bước” của cơ sở hạ tầng cũng đang đặt ngành y tế trước bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt cho các bệnh viện ngoại thành.
Trong một lần khảo sát về thực trạng này tại các bệnh viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chỉ rõ, trong khi các bệnh viện tuyến thành phố như bệnh viện Xanh Pôn quá tải đến trên 200% thì ở tuyến cơ sở vẫn không sử dụng hết công suất giường bệnh. Điều này cho thấy vấn đề nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở y tế rất quan trọng, nếu không có kế hoạch đào tạo kịp thời, nguy cơ các bệnh viện xây dựng xong sẽ thiếu nhân lực và bệnh nhân lại tiếp tục dồn về các bệnh viện tuyến trên.
Trước mắt, bệnh viện quy mô 1.000 giường được xây dựng ở Mê Linh, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, sẽ cần khoảng 1.800 cán bộ, nhân viên y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Y tế khẩn trương tìm nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời khi bệnh viện được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo Quy hoạch đã được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa XIV thông qua, trong giai đoạn từ năm 2011- 2020, thành phố Hà Nội sẽ xây mới 25 bệnh viện công lập với tổng số 8.850 giường bệnh. Ngoài ra, còn xây mới 1 bệnh viện y học cổ truyền, 3 bệnh viện cấp cứu, 9 trạm cấp cứu vệ tinh. Chỉ tính riêng nguồn nhân lực để đáp ứng cho 25 bệnh viện, ngành y tế còn thiếu tới 4.000 bác sỹ, 1.000 dược sỹ. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu là 18.000 người. Trong 10 năm, làm sao tuyển dụng đủ số nhân lực thiếu hụt này là một vấn đề nan giải đối với ngành y tế Hà Nội.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Sở Y tế Hà Nội đang cố gắng tìm mọi cách để thu hút nguồn cán bộ y tế, đặc biệt là bác sỹ cho các bệnh viện ngoại thành. Hiện, Sở đã xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho quy hoạch này.
Tuy nhiên, để tháo gỡ bài toán nhân lực, đặc biệt là nguồn bác sỹ cho ngành y tế Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại chứ chưa nói đến tương lai đang là một bài toán hóc búa mà ngành y tế vẫn chưa tìm ra lời giải.
Nhiều bệnh viện ngoại thành được xây dựng khang trang, đầu tư thiết bị hiện đại, nhưng vẫn đang trong tình trạng "khát" bác sỹ.
Huyện Phúc Thọ cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km đã phải "trải thảm đỏ" để thu hút bác sỹ về làm việc, nhưng 6 năm qua không tìm nổi một người.
Giám đốc bệnh viện đa khoa Phúc Thọ Nguyễn Quang Mộng đã phải thốt lên, nếu Nhà nước không can thiệp, có chính sách luân chuyển bác sỹ về tuyến huyện hoặc sinh viên tốt nghiệp đại học y mới ra trường bắt buộc phải về công tác tại bệnh viện tuyến huyện vài năm, thì ngành y tế không thể giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện ngoại thành./.
Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố đã đầu tư gần 3.200 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã/phường; trong đó đặc biệt ưu tiên các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đồng thời đầu tư gần 300 tỷ đồng mua sắm trang bị thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở, đảm bảo chuẩn quốc gia về y tế.
Các bệnh viện đều đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại như bệnh viện Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức. Hai bệnh viện đa khoa Phúc Thọ, Gia Lâm được xây mới. Các trung tâm y tế cũng được đầu tư mạnh mẽ, 26/29 trung tâm y tế có trụ sở khang trang, với đầy đủ phòng chức năng để hoạt động.
Hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và thị xã cũng được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện các chương trình phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các chương trình y tế.
Hệ thống trạm y tế xã được đầu tư trang thiết bị y tế khá đầy đủ từ nhiều nguồn kinh phí thành phố, địa phương… Riêng nguồn kinh phí thành phố, trong năm năm 2011 đầu tư 190 tỷ đồng, năm 2012 là 70 tỷ đồng và năm 2013 là 70 tỷ đồng mua sắm các trang thiết bị y tế phục vụ khám, phát hiện sớm các bệnh ngay tại cơ sở. Hiện nay, 313/577 trạm y tế xã có trên 70% danh mục trang thiết bị y tế.
Nguồn lực đầu tư của thành phố bước đầu đã được phát huy hiệu quả. 126 dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, bổ sung 1.090 giường bệnh, nâng cấp 1.050 giường bệnh, giảm quá tải cho bệnh viện.
Toàn thành phố có thêm 133 xã/phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, nâng số xã, phường đạt chuẩn lên 570 đơn vị, đạt tỷ lệ 98,8%. So với thời điểm năm 2008, tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ tăng từ 86% lên 90%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 12,7% giảm còn 12,3%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 8,9% còn 7,5%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 15% xuống còn 10,5%, tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân tăng từ 9,7 lên 11,2, số giường bệnh/10.000 dân tăng từ 12 lên 15 vào năm 2012.
Các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa và trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho mọi người dân; trong đó quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng người cao tuổi, người nghèo, khám và cấp thuốc cho các đối tượng chính sách. Tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở ngày càng tăng.
Hầu hết các trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, một số đã triển khai khám bảo hiểm y tế, phân công cán bộ y tế trực để kịp thời khám, cấp cứu ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Trước năm 2008, khi chưa thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế, các trạm chỉ thực hiện khám chữa bệnh ban đầu và khám cấp thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đến nay, 100% trạm y tế xã đều đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Số người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 52,4%; trong đó, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế chiếm tỷ lệ 17,24%.
Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là một trong những đơn vị đã phát huy được hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Giám đốc bệnh viện đa khoa Đan Phượng Nguyễn Văn Chung cho biết, sau khi sáp nhập, thuận lợi nhất của bệnh viện là được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh.
Chuyển biến của bệnh viện đã tạo được niềm tin đối với người bệnh. Bà Bùi Thị Thủy, 61 tuổi, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, phấn khởi cho biết, chồng bà bị bệnh hen phế quản đã lâu, trước đây thường xuyên phải lên bệnh viện trung tâm thành phố điều trị rất vất vả và tốn kém. Những năm gần đây, bệnh viện Đan Phượng được cải tạo khang trang, nhiều thiết bị hiện đại, chồng bà không còn phải lên bệnh viện thành phố nữa mà điều trị tại bệnh viện Đan Phượng, gần nhà nên gia đình cũng yên tâm, bệnh tình của chồng bà đã thuyên giảm.
Thiếu hụt nguồn nhân lực
Sự “thay da, đổi thịt” của hệ thống y tế Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến của ngành y tế. Song sự “đi trước một bước” của cơ sở hạ tầng cũng đang đặt ngành y tế trước bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt cho các bệnh viện ngoại thành.
Trong một lần khảo sát về thực trạng này tại các bệnh viện, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chỉ rõ, trong khi các bệnh viện tuyến thành phố như bệnh viện Xanh Pôn quá tải đến trên 200% thì ở tuyến cơ sở vẫn không sử dụng hết công suất giường bệnh. Điều này cho thấy vấn đề nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở y tế rất quan trọng, nếu không có kế hoạch đào tạo kịp thời, nguy cơ các bệnh viện xây dựng xong sẽ thiếu nhân lực và bệnh nhân lại tiếp tục dồn về các bệnh viện tuyến trên.
Trước mắt, bệnh viện quy mô 1.000 giường được xây dựng ở Mê Linh, dự kiến hoàn thành vào năm 2013, sẽ cần khoảng 1.800 cán bộ, nhân viên y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Y tế khẩn trương tìm nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời khi bệnh viện được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo Quy hoạch đã được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa XIV thông qua, trong giai đoạn từ năm 2011- 2020, thành phố Hà Nội sẽ xây mới 25 bệnh viện công lập với tổng số 8.850 giường bệnh. Ngoài ra, còn xây mới 1 bệnh viện y học cổ truyền, 3 bệnh viện cấp cứu, 9 trạm cấp cứu vệ tinh. Chỉ tính riêng nguồn nhân lực để đáp ứng cho 25 bệnh viện, ngành y tế còn thiếu tới 4.000 bác sỹ, 1.000 dược sỹ. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu là 18.000 người. Trong 10 năm, làm sao tuyển dụng đủ số nhân lực thiếu hụt này là một vấn đề nan giải đối với ngành y tế Hà Nội.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Sở Y tế Hà Nội đang cố gắng tìm mọi cách để thu hút nguồn cán bộ y tế, đặc biệt là bác sỹ cho các bệnh viện ngoại thành. Hiện, Sở đã xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho quy hoạch này.
Tuy nhiên, để tháo gỡ bài toán nhân lực, đặc biệt là nguồn bác sỹ cho ngành y tế Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại chứ chưa nói đến tương lai đang là một bài toán hóc búa mà ngành y tế vẫn chưa tìm ra lời giải.
Nhiều bệnh viện ngoại thành được xây dựng khang trang, đầu tư thiết bị hiện đại, nhưng vẫn đang trong tình trạng "khát" bác sỹ.
Huyện Phúc Thọ cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km đã phải "trải thảm đỏ" để thu hút bác sỹ về làm việc, nhưng 6 năm qua không tìm nổi một người.
Giám đốc bệnh viện đa khoa Phúc Thọ Nguyễn Quang Mộng đã phải thốt lên, nếu Nhà nước không can thiệp, có chính sách luân chuyển bác sỹ về tuyến huyện hoặc sinh viên tốt nghiệp đại học y mới ra trường bắt buộc phải về công tác tại bệnh viện tuyến huyện vài năm, thì ngành y tế không thể giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện ngoại thành./.
Tuyết Mai (TTXVN)