Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 25/2, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại 3 tỉnh là Quảng Nam và Long An và Quảng Trị.
Trước đó, dịch ở Quảng Nam đã diễn ra tại nhiều huyện, xã với hơn 2.700 con lợn mắc bệnh nhưng đến nay tình hình phòng chống dịch tại đây đang dần ổn định nhưng chưa bền vững.
Cục Thú y đang tiếp tục phối hợp với tỉnh tăng cường bao vây ổ dịch, không để dịch lây lan. Còn tại Long An và Quảng Trị, dịch xảy ra ở diện nhỏ, khi phát hiện dịch, địa phương đã tổ chức tiêu độc khử trùng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh và nguy cơ bùng phát trên diện rộng là rất cao do thời gian vừa qua, trong và sau dịp tết Nguyên đán, việc giết mổ, lưu thông buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn tại các địa phương khó kiểm soát, vì vậy, các địa phương phải đẩy mạnh tăng cường, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch.
Đối với các tỉnh đang có dịch tai xanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tổ chức công bố dịch trên địa bàn các huyện có ổ dịch lợn tai xanh, thống kê đàn lợn và số lượng từng loại lợn trong địa bàn các xã, huyện có dịch; khẩn trương tiêm phòng bao vây triệt để các ổ dịch, lập các chốt kiểm dịch để quản lý chặt chẽ các ổ dịch, không vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn mắc bệnh ra ngoài ổ dịch.
Trước diễn biến khó lường của tình hình dịch tai xanh ở lợn, Lãnh đạo Cục Thú y, các cơ quan thú y vùng đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng dịch tại các địa phương nhằm ngăn chặn, phòng chống dịch lây lan trên diện rộng./.
Trước đó, dịch ở Quảng Nam đã diễn ra tại nhiều huyện, xã với hơn 2.700 con lợn mắc bệnh nhưng đến nay tình hình phòng chống dịch tại đây đang dần ổn định nhưng chưa bền vững.
Cục Thú y đang tiếp tục phối hợp với tỉnh tăng cường bao vây ổ dịch, không để dịch lây lan. Còn tại Long An và Quảng Trị, dịch xảy ra ở diện nhỏ, khi phát hiện dịch, địa phương đã tổ chức tiêu độc khử trùng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh và nguy cơ bùng phát trên diện rộng là rất cao do thời gian vừa qua, trong và sau dịp tết Nguyên đán, việc giết mổ, lưu thông buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn tại các địa phương khó kiểm soát, vì vậy, các địa phương phải đẩy mạnh tăng cường, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch.
[Dịch lợn tai xanh ở Quảng Nam vẫn bùng phát mạnh]
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có công điện yêu cầu các địa phương khi phát hiện lợn có hiện tượng sốt cao, khó thở, thân đỏ đồng hoặc tím tái, tiêu chảy hoặc táo bón, lợn nái sảy thai... phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y huyện, hoặc tỉnh để hướng dẫn, xử lý kịp thời.Đối với các tỉnh đang có dịch tai xanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tổ chức công bố dịch trên địa bàn các huyện có ổ dịch lợn tai xanh, thống kê đàn lợn và số lượng từng loại lợn trong địa bàn các xã, huyện có dịch; khẩn trương tiêm phòng bao vây triệt để các ổ dịch, lập các chốt kiểm dịch để quản lý chặt chẽ các ổ dịch, không vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn mắc bệnh ra ngoài ổ dịch.
Trước diễn biến khó lường của tình hình dịch tai xanh ở lợn, Lãnh đạo Cục Thú y, các cơ quan thú y vùng đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng dịch tại các địa phương nhằm ngăn chặn, phòng chống dịch lây lan trên diện rộng./.
Thu Hà (TTXVN)