Phú Quang không mượn tên Trịnh Công Sơn để bán vé

Về "Cho em và cho anh" tối 1 và 2/2 tới, nhạc sĩ Phú Quang nói: "Vé chương trình của tôi đều bán ‘lúa non’ từ trước khi khai màn nhiều ngày."
Ngày 1 và 2/2 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các ca khúc của Phú Quang và TrịnhCông Sơn sẽ cùng được biểu diễn trong chương trình "Cho em và cho anh."

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Phú Quang về những ca khúc Trịnh Công Sơnvà cả những ca khúc của Phú Quang.

Trịnh Công Sơn - người viết ca khúc hay nhất

- Kỷ niệm nào về tình thân giữa ông và nhạc sĩ họ Trịnh mà ông nhớ nhất?

Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi dám trêu chọc anh Trịnh Công Sơn những điều màkhông phải người nào cũng dám nói.

Hồi ấy, trong cuộc giao lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh trước hàng ngàn khán giả,một phóng viên hỏi tôi: Anh có xem nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thần tượng? Tôicũng ngang, bèn đáp lại rằng, nếu tôi xem anh Trịnh Công Sơn là thần tượng, chắcchắn tôi phải mặc giống anh ấy. Nhưng bạn thấy đấy, tôi không mặc như thế.

Phóng viên đó lại hỏi tiếp: Anh có xem Trịnh Công Sơn là bậc thầy của mình? Tôibèn trả lời: Tôi được học nhạc từ năm 7 tuổi, tôi chỉ tôn trọng thầy giáo dạytôi lớp 1 mà thôi. Tôi không coi anh Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ, mà tôi gọi anhấy là người viết ca khúc. Dưới hội trường bắt đầu có tiếng la ó. Nếu được, chắccó kẻ sẽ ném đá vào tôi thật. Nhưng tôi nói tiếp: Song anh ấy viết ca khúc haynhất Việt Nam. Lúc đó, anh Trịnh Công Sơn mới lên tiếng: Tôi đúng là người viếtca khúc.

Tôi còn nhớ mãi một lần, anh Sơn đến quán của tôi ngồi trầm ngâm nhìn trời mưavà dòng xe cộ tấp nập bên ngoài rồi nói: Đời đẹp quá. Câu nói của anh khiến tôinghĩ đến cái kết của "Bố già" khi ông ấy dắt cháu ra ngoài, nhìn trời vànói: Đời đẹp quá, rồi quỵ xuống. Linh cảm của tôi đã đúng, hơn một tháng sau,anh Trịnh ra đi mãi mãi.

- Lý do của sự kết hợp nhạc Phú Quang và nhạc Trịnh Công Sơn, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phú Quang: Năm nào tôi cũng làm chương trình và lần này muốn nócó màu sắc khác đi. Lúc anh Sơn còn sống, anh từng trách tôi sao không bao giờđến nhà anh chơi. Tôi cũng “ngạo mạn” mà đáp trả rằng, sao anh không đến nhà tôichơi. Còn hồi những năm sau giải phóng, có lần anh Văn Cao bảo, Phú Quang làhiện tượng nhạc không lời, Trịnh Công Sơn là hiện tượng ca khúc, vậy lúc nào anhsẽ giới thiệu tôi với anh Sơn. Tôi bảo, chả có lý do gì để gặp cả.

Nhưng nói vậy thôi chứ sau đó, chúng tôi vẫn gặp gỡ nhau, ở quán của tôi, hoặc ởHội Nhạc sĩ. Tôi rất quý và thương anh Sơn. Bản thân anh Sơn sống dung dị, hồnnhiên, nhưng thường xuyên có điều gì buồn bã. Tôi rất thương những nỗi buồn củaanh ấy mà có thể những người bình thường khác không hiểu được.

Theo quan điểm của tôi, Trịnh Công Sơn là người viết ca khúc hay nhất Việt Nam.Nhiều người từng lên báo chê anh ấy, nhạc gì nghe là biết ngay, nhưng đố họ tìmđược bài nào giống nhau đấy? Cái đó bây giờ người ta gọi là “style” (phongcách).

Phối mới các ca khúc Trịnh Công Sơn

- Như thế sẽ có sự kết hợp nào để không bị “lệch pha”?

Nhạc sĩ Phú Quang: Trước đây, khi tôi làm đêm nhạc Văn Cao-Trịnh CôngSơn-Phú Quang, nhiều người bắt bẻ, sao chọn toàn bài hit của tôi làm lấn át cảnhạc Văn Cao, Trịnh Công Sơn và đó có phải là sự cố tình không? Tuy nhiên, ngaysau đó, Bảo Yến khẳng định rằng, tôi tập kỹ các bài của anh Văn Cao và anh TrịnhCông Sơn thì dư luận mới lắng lại. Nếu tôi cố tình làm thế, thất bại đầu tiên sẽthuộc về tôi.

Ở "Cho em và cho anh," toàn bộ ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được phối lại,được nâng niu hơn.

- Vậy mà đã có dư luận cho rằng nhạc sĩ Phú Quang dựa vào tên tuổi Trịnh CôngSơn để… bán vé?

Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi không mượn tên Trịnh Công Sơn để bán vé. Nói thực,một chương trình nhiều tác giả càng khó bán. Nhưng với chương trình của tôinhiều năm rồi lại hoàn toàn khác. Nó hầu như đã được bán ‘lúa non’ từ trước khikhai màn rất nhiều ngày.

- Được biết, cũng trong tháng 2/2012, nhạc sĩ sẽ ra mắt CD "Mới thôi… mà đã mộtđời." Cái tên này nghe đầy tiếc nuối…

Nhạc sĩ Phú Quang: Đúng là tiếc thật. CD tập hợp 14 ca khúc của những casĩ đã từng hát đỉnh cao bài hát mà tôi đã viết. Đó là cố Nghệ sỹ Nhân dân LêDung với bản thu "Nỗi nhớ mùa Đông" năm 1990," Tình khúc 24," HồngNhung thu năm 1992, "Đâu phải bởi mùa Thu," Mỹ Linh thu năm 1990, hay "Nỗinhớ" do Thanh Lam thể hiện năm 1987… Giọng hát lúc đó của họ có vẻ đẹpriêng. Tôi ví von nó như cơm, như rau, như canh. Trong khi hiện tại, nó trởthành đồ hộp mất rồi.

- Trong sự tiếc nuối những giọng ca một thời, dường như nhạc sĩ cũng bình tĩnhnhận ra mình… đã già?

Nhạc sĩ Phú Quang: (Cười) Trong CD này, lần đầu tôi in chân dung và nóimấy câu lăng nhăng rằng: Khi tác phẩm được vang lên, cũng là lúc tôi ngộ ra mộtđiều: Âm nhạc là cứu cánh duy nhất của tôi. Việc viết nhạc với tôi là một cáchđể xả ra những buồn vui, hờn giận, yêu thương bởi nó mang lại cho tôi sự thanhthản hơn trước những biến động của cuộc đời, để tôi tin rằng, cuộc đời bên cạnhnhững kẻ xấu xa, vẫn còn những người tử tế.

- Ông nghĩ sao khi có những ý kiến nói rằng, những ca khúc để đời của ông hầuhết đều "mượn" lời thơ của người khác?

Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi đã nói về điều này. Đây sẽ là lần cuối nói lạinhé! Người nông dân xây nhà, họ có thể mang gạch, mang đá vào xây, rồi mang vôi,mang bùn trát vào đó. Nhưng khi đã xây nhà cao tầng, người ta không thể một mìnhôm lấy tất tần tật các công đoạn, mà mỗi người phải chuyên làm một việc. Nhạc sĩchỉ nên viết nhạc, lời là của nhà thơ. Thông lệ thế giới cũng như vậy. Nhiềunhạc sĩ khiếm khuyết về văn học, vậy mà vẫn viết lời ra được. Thực ra, tôi cóthể đặt lời. Nhưng bài hát có tám chữ của nhà thơ "Vội vã trở về, vội vã ra đi"mà tôi vẫn đề tên tác giả lời. Tôi cũng ghi nhận những tứ như "Hàng cây lặngcâm/ Tháp cổ mặc trầm…" bởi vì không có tứ như vậy, không thể có bài hát được.Việc sửa lời thơ thành của mình, với tôi quá dễ, nhưng tôi không bao giờ làm nhưvậy.

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

(TTVH/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục