Quần thể Di tích Yên Tử hướng tới trở thành Di sản Thế giới

Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm Di tích Lich sử Quốc gia đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần.
Quần thể Di tích Yên Tử hướng tới trở thành Di sản Thế giới ảnh 1 Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất. Năm 2002, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng lại. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đang tiếp tục công tác chuẩn bị để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể Di tích Danh thắng Yên Tử trải dài trên địa phận 3 tỉnh là Di sản Thế giới.

Những giá trị đặc biệt

Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm Khu Di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Di tích Lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Khu Di tích Danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Quần thể Côn Sơn-Kiếp Bạc-Thanh Mai (Hải Dương).

Tầm quan trọng của Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử được thể hiện thông qua hàng loạt di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản được nhận diện, xếp hạng ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ bốn loại hình di tích, danh lam thắng cảnh bao gồm di tích lịch sử; di tích kiến trúc-nghệ thuật; di tích khảo cổ; địa điểm danh lam thắng cảnh.

Đây cũng là những địa điểm có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với các công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt biệt của quốc gia, bao gồm Chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân, chùa Giải Oan, vườn tháp Hòn Ngọc, khu tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng.

Nơi đây cũng mang giá trị lịch sử to lớn, vì là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để lại cho hậu thế những bản kinh văn và các bản sách quý giá, những sách dạy cho các tăng môn và dân chúng của Thiền phái Trúc Lâm tu tập, sám hối, tu hành thập thiện như Thiền tâm thiết chuỷ ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập, Tăng già Toái sự, Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục, Thượng Sĩ hành trang… Đây là những Di sản Văn hoá Phi vật thể quý giá đang đồng hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc.

[Gửi báo cáo đề cử Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử tới UNESCO]

Bên cạnh đó, Yên Tử còn là một trong những linh sơn của đất nước, nơi bảo tồn được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm mà không một vùng núi nào có được, đặc biệt là các loài cây quý như tùng, trúc, mai và các loại cây thuốc nam quý hiếm.

Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính, trầm mặc của chùa tháp, là sự thơ mộng của suối nước, trời mây chen trong cây cỏ hoa lá và chim muông, là sự phong phú của thảm thực vật đa dạng và những loại cây dược liệu có giá trị. Chính vì vậy mà từ xa xưa Yên Tử được xếp là một trong 72 phúc địa của nước ta.

Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để lại cho hậu thế những bản kinh văn và các bản sách quý giá.

Với những giá trị đặc biệt quan trọng của Yên Tử, sau khi khảo sát khoanh vùng di tích, Nhà nước đã có Quyết định số 15/VH-QĐ ngày 13/3/1974 công nhận Khu Di tích Lịch sử - Danh thắng Yên Tử là Di tích Quốc gia.

Sau đó, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Di tích Lịch sử - Danh thắng Yên Tử là Di tích Quốc gia Đặc biệt. Ở góc độ Phật giáo, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III diễn ra tại Hà Nội vào đầu tháng 11/1992 công nhận Yên Tử là Trung tâm Phật giáo của Việt Nam.

Hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO

Ngày 30/1/2021, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO để đề nghị xem xét, đưa vào Danh sách dự kiến lập Hồ sơ Di sản Thế giới. 

Quần thể Di tích Yên Tử hướng tới trở thành Di sản Thế giới ảnh 2Tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông với dáng nằm mô phỏng Phật nhập niết bàn được đặt trong Am - chùa Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, ở độ cao 600m so với mực nước biển, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Ngọa Vân là địa danh gắn với nơi tu hành và viên tịch của vị Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm-Trần Nhân Tông, cùng một số cao tăng thời Trần và Lê Trung hưng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Bản báo cáo này thay cho Báo cáo tóm tắt Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (thuộc địa bàn 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang) đã được UNESCO đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Di sản Thế giới.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và các cơ quan liên quan thực hiện các bước xây dựng Hồ sơ đề cử “Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử" trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới theo quy định của Công ước Di sản Thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo khoa học làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Theo bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh địa phương sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân các tỉnh thống nhất nội dung để báo cáo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Về tiêu chí loại hình và tên gọi do đơn vị tư vấn lựa chọn trên cơ sở đồng thuận của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao. Về cơ chế phối hợp, Quảng Ninh là tỉnh chủ trì cùng phối hợp chặt chẽ với 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương thực hiện để chọn đơn vị tư vấn là các nhà khoa học có kinh nghiệm.

Cũng theo bà Hạnh, đây là bộ hồ sơ khó, có áp lực rất cao đối với cả 3 địa phương, nhưng các bên đặt mục tiêu đến tháng 9/2021 sẽ hoàn thiện, trình hồ sơ bằng tiếng Anh đến UNESCO và thực hiện nội dung theo các chương trình của UNESCO./.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tich Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương). Trong ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất. Năm 2002, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng lại. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tich Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương). Trong ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất. Năm 2002, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng lại. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm. Trong ảnh: Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều là một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong quần thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh), được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Thái Miếu được xây dựng từ thời Trần, là công trình đặc biệt có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Vương nhìn từ trên cao. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm. Trong ảnh: Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều là một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong quần thể Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh), được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Thái Miếu được xây dựng từ thời Trần, là công trình đặc biệt có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Vương nhìn từ trên cao. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xây dựng Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới. Trong ảnh: Tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông với dáng nằm mô phỏng Phật nhập niết bàn được đặt trong Am - chùa Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, ở độ cao 600m so với mực nước biển, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Ngọa Vân là địa danh gắn với nơi tu hành và viên tịch của vị Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm-Trần Nhân Tông, cùng một số cao tăng thời Trần và Lê Trung hưng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xây dựng Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới. Trong ảnh: Tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông với dáng nằm mô phỏng Phật nhập niết bàn được đặt trong Am - chùa Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, ở độ cao 600m so với mực nước biển, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Ngọa Vân là địa danh gắn với nơi tu hành và viên tịch của vị Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm-Trần Nhân Tông, cùng một số cao tăng thời Trần và Lê Trung hưng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Am - chùa Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Khu di tích đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Am - chùa Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Khu di tích đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đền Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh (Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương) là nơi thờ phụng Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Đền Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh (Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương) là nơi thờ phụng Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Đỉnh Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử, phía Bắc được che chắn bởi dãy núi cao (Vây Rồng) quanh năm mây phủ, tạo nên khung cảnh mờ ảo, huyền bí nên nơi đây được gọi là Ngọa Vân. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đỉnh Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử, phía Bắc được che chắn bởi dãy núi cao (Vây Rồng) quanh năm mây phủ, tạo nên khung cảnh mờ ảo, huyền bí nên nơi đây được gọi là Ngọa Vân. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đền Kiếp Bạc thờ Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và toàn thể gia quyến. Đền tọa lạc giữa thung lũng núi Rồng với địa thế thuận lợi nhìn ra sông Thương. Đền bao gồm các công trình Nghi Môn, giếng Mắt Rồng, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành - phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô. Hiện đền có lưu giữ 5 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Đền Kiếp Bạc thờ Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và toàn thể gia quyến. Đền tọa lạc giữa thung lũng núi Rồng với địa thế thuận lợi nhìn ra sông Thương. Đền bao gồm các công trình Nghi Môn, giếng Mắt Rồng, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành - phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô. Hiện đền có lưu giữ 5 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
“Bàn cờ tiên” trên đỉnh núi Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng. Tên gọi "bàn cờ tiên" chỉ là cái tên mà dân gian đặt ra để ca ngợi và tỏ lòng ngưỡng mộ với một địa danh lịch sử đẹp đẽ và nên thơ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
“Bàn cờ tiên” trên đỉnh núi Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng. Tên gọi "bàn cờ tiên" chỉ là cái tên mà dân gian đặt ra để ca ngợi và tỏ lòng ngưỡng mộ với một địa danh lịch sử đẹp đẽ và nên thơ. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục